Chuyên nghiệp trong dự toán công trình - Cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến cho sinh viên ngành xây dựng

Được biết hiện nay, Khoa Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Đông Á mở đào tạo các khóa học lập dự toán ngắn hạn cho những sinh viên có nhu cầu, anh Trần Bá Niên - Chuyên viên phòng dự án Khang Thông Gruop-HCM có bài viết chia sẽ một số thông tin về vấn đề này như sau

"Qua thời gian công tác tại các bộ phận Quản lý dự án, Quản lý thi công, Quyết toán công trình xây dựng, Tôi nhận thấy việc trang bị nghiệp vụ dự toán (biết thực hành lập dự toán trên Excel hoặc phần mềm dự toán chuyên dụng) cho sinh viên sắp ra trường là thật sự cần thiết. Như quý Thầy cô đã biết, trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động việc làm nói chung và việc làm trong lĩnh vực nói riêng có sự cạnh tranh rất lớn và dường như khái niệm thử việc (học việc) trong tuyển dụng đang dần dần mất đi. Hầu hết các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông: báo, mạng internet…phần lớn đăng tuyển người lao động có kinh nghiệm công tác và biết lập dự toán (việc làm ngành xây dưng). Chính vì vậy việc định hướng cơ hội nghề nghiệp, trang bị các nghiệp vụ như: Dự toán, quản lý thi công, quyết toán vốn xây lắp…là thật sự cần thiết. Tôi xin chia sẻ đến quý thầy cô quản điểm cá nhân về lợi ích của việc trang bị nghiệp vụ dự toán cho sinh viên sắp ra trường, sv mới ra trường hay kỹ sư xây dựng (goi chung là kỹ sư):

1. Biết dự toán để tăng cơ hội nghề nghiêp:

Cơ hội nghề nghiệp cho kỹ sư xây dựng biết lập dự toán công trình, thì ngoài cơ hội làm việc tại các Ban quản lý, Công ty TVTK, Công ty xây lắp… thì có thể làm việc trong bộ phận như:

  • Chuyên viên phòng tài chính: Sở tài chính, các Sở ngành trục thuộc, Phòng tài chính, đều có bộ phận chuyên viên làm công tác thẩm tra quyết toán vốn xây lắp công trình do UBND tỉnh , Sở ngành trực thuộc hay UBND huyện làm chủ đầu tư…
  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ: Hầu hết các Công ty, Tập đoàn lớn đều có bộ phận này
  • Chuyên viên kiểm toán: Công ty kiểm toán tư nhân hay nhà nước (xu hướng mới-đang có nhu cầu lớn)
  • Chuyên viên quản lý khối lượng và thanh quyết toán vốn xây lắp: Các công ty xây lắp
  • Chuyên viên phòng đấu thầu (nếu được trang bị thêm nghiệp vụ đấu thầu): Cơ hội làm việc cho các Công ty, tập đoàn lớn…..

2. Biết dự toán để khẳng định giá trị bản thân:

Nếu bạn được sếp hỏi về 1 vấn đề gì đó (xem như là hạng mục công việc) thì hãy là người khôn ngoan với nội dung trả lời cuối cùng là làm việc đó mất bao nhiêu tiền và dự kiến lời (hay lỗ) bao nhiêu. Vì mục đích cuối cùng của người kinh doanh vẫn là lợi nhuận.

3. Biết dự toán để có cơ hôi thăng tiên trong công việc:

Cán bộ kỹ thuật (có thể có hay không có nghiệp vụ dự toán)=> Quản lý đội thi công (phải có NV dự toán)=> Quản lý công trường (chỉ huy trưởng)=> Trưởng hay Phó phòng kỹ thuật, phòng Kế hoạch-Kỹ thuật.=>……

Về phần mềm dự toán: Trong quá trình công tác Tôi đã sử dụng phần mềm dự toán của Phân viện kinh tế miền Nam và phần mềm dự toán Delta, nhìn chung thì phần mềm dự toán Delta ưu việc hơn.

Được biết hiện nay, Khoa KTXD có đào tạo các khóa học lập dự toán ngắn hạn, Tôi nghĩ đây là hướng đi mới và rất hợp thời. Xin chúc quý Thày cô sức khỏe và chúc thành công!

Trân trọng!

ThS. Trần Bá Niên -  0905.266.518Chuyên viên phòng dự án Khang Thông Gruop-HCM, phụ trách dự án khu Phi thuế quan, KKT Nhơn Hội, Bình Định.

Hiện đang học Cao học Cầu-hầm K.27/ĐHĐN và cộng tác viên mảng Quyết toan khối lượng xây lắp-Công ty TNHH Xây Lắp Kim Đạt-Quảng Nam