Đề cương thực tập module nghề 1 giai đoạn 2 khóa 2015 (thực tập công nhân)

1. Mục tiêu của học phần

  • Giúp cho sinh viên  làm quen với một số công tác cơ bản của ngành Xây dựng.
  • Nắm được cấu tạo, chức năng, cách lắp dựng các loại ván khuôn, dàn giáo.
  • Nhận biết các loại thép - gia công thép và lắp dựng cốt thép.
  • Biết công dụng và sử dụng các dụng cụ xây.
  • Biết chuẩn bị những vật liệu, dụng cụ cần thiết khi hoàn thiện công trình.
  • Nắm vững các nguyên tắc, kỹ thuật cơ bản của từng công tác.
  • Biết trộn vữa, sơn… theo thiết kế.
  • Các yêu cầu kĩ thuật với kết cấu công trình.
  • Biết kiểm tra, nghiêm thu, đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm thực tế….

2.  Nội dung học phần

  • Cách bố trí và tập kết vật liệu.
  • Cấu tạo, chức năng, cách lắp dựng và kiểm tra-nghiệm thu các loại ván khuôn, giàn giáo.
  • Nhận biết, gia công các loại thép, cách bố trí lắp dựng và kiểm tra-nghiệm thu cốt thép.
  • Công dụng các dụng cụ xây, cách xếp gạch với các trụ, tường, mỏ…., và kiểm tra-nghiệm thu.
  • Kĩ thuật trát, lát nền gạch tráng men, quét vôi, sơn phủ bề mặt và kiểm tra-nghiệm thu công trình.

3.  Nhiệm vụ của Sinh viên

  • Tham dự đầy đủ, đúng thời gian qui định các buổi thực tập.
  • Trực tiếp thực hành theo nội dung hướng dẫn.
  • Viết báo cáo thu hoạch.
  • Bảo vệ thực tập.

4. Tài liệu học tập

  • Giáo trình Kỹ thuật nề - Theo phương pháp Mô đun – Bộ Xây dựng.
  • Bài giảng Thực tập công nhân-Biên soan: Doãn Hiệu.
  • Vẽ kỹ thuật Xây dựng; 
  • Giáo trình Vật liệu xây dựng;
  • Kết cấu bê tông cốt thép ….

5. Tiêu chuẩn đánh giá Sinh viên

  • Thời gian tham gia thực tập: 8 TUẦN.
  • Nội qui, an toàn nơi thực tập.
  • Chấm báo cáo và bảo vệ thực tập./

NỘI DUNG CHI TIẾT

Chương 1: CÔNG TÁC VÁN KHUÔN & GIÀN GIÁO

1.1. Mục đích và yêu cầu

  • Nắm được các loại ván khuôn, giàn giáo và các thao tác lắp ghép ván khuôn và giàn giáo.
  • Hiểu được các yêu cầu về an toàn lao động khi thi công lắp dựng ván khuôn và giàn giáo.
  • Hiểu được cấu tạo, nguyên tắc làm việc của ván khuôn, giàn giáo từ đó xác định, phân biệt đâu là giáo tổ hợp chịu lực (giáo công tác), đâu là giáo ít chịu lực (giáo hoàn thiện) từ đó bố trí hợp lý từng công việc.

1.2. Cấu tạo, chức năng-nhiệm vụ, cách lắp dựng

1.2.1. Giàn giáo

1.2.1.1. Giáo chống đơn

1.2.1.2 Giáo chống tổ hợp

1.2.2. Ván khuôn

1.2.2.1. Vật liệu chế tạo

1.2.2.2 Một số loại ván khuôn

  • Các tấm phẳng.
  • Các tấm góc.
  • Chốt kẹp ván.

1.2.3. Đặc điểm, cấu tạo, trình tự lắp dựng ván khuôn cho các kết cấu nhà

  • Các yêu cầu đối với công tác lắp dựng.
  • Ván khuôn cột.
  • Ván khuôn sàn.
  • Ván khuôn dầm.
  • Ván khuôn cầu thang.

1.2.4. Cách tháo dỡ ván khuôn

1.3. Kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn

1.3.1. Kiểm tra ván khuôn sau lắp dựng

1.3.2. Kết cấu đà giáo sau khi lắp dựng

1.3.3. Sai lệch cho phép đối với ván khuôn, đà giáo đã lắp dựng xong

Chương 2: CÔNG TÁC BÊ TÔNG,CỐT THÉP

2.1. Mục đích và yêu cầu

  • Nhận biết các loại cốt thép, hình thức cấu tạo.
  • Nắm vững những thao tác chính khi gia công cốt thép với các dụng cụ làm việc như: máy kéo thép, kéo cắt thép…và cách lắp dựng bố trí cốt thép, móng cột, dầm, sàn….
  • Nhận biết các loại bê tong và mác bê tong.
  • Nắm vững những thao tác đổ, đầm và bảo dưỡng bê tong.
  • Sau khi thực tập phải thuần thục các thao tác, nhận biết được các loại bê tong, cốt thép, biết cách bố trí cốt thép, biết cách đổ , đầm và bảo dưỡng bê tông.

2.2. Các phương pháp gia công cốt thép

2.2.1. Nắn thẳng nguyên liệu thép cong, thép cuộn

2.2.1.1. Nắn thủ công: như vam nắn chữ F

2.2.1.2. Dùng tời tay hay tời máy công suất nhỏ

2.2.1.3. Dùng máy nắn thép để nắn.

2.2.2. Gia công cốt thép

2.2.2.1. Đo cắt thép

2.2.2.2. Uốn thép

2.2.2.3. Gia công cấu kiện thép

2.3. Lắp dựng cốt thép

2.3.1. Các yêu cầu kỹ thuật

  • Về vận chuyển cốt thép đã gia công.
  • Về liên kết lắp dựng các thanh cốt thép.
  • Các sai lệch cốt thép khi lắp dựng đúng với TCVN 4453:1995

2.3.2. Trình tự lắp dựng cốt thép một số bộ phận

2.3.2.1. Lắp dựng cốt thép móng

  • Móng độc lập (móng cột).
  • Móng bè.

2.3.2.2. Lắp dựng cốt thép cột

2.3.2.3. Lắp dựng cốt thép dầm

2.3.2.4. Lắp dựng cốt thép dầm liền sàn

2.3.2.5. Lắp dựng cốt thép cầu thang

2.4. Công tác bê tông

2.4.1. Trình tự trộn bê tông bằng máy

  • Yêu cầu kỹ thuật
  • Lượng dùng vật liệu cho một cối trộn.

2.4.2. Nguyên tắc đổ bê tông. (móng, cột, dầm, sàn, cầu thang)

2.4.3. Đầm bê tông (chủ yếu dùng đầm dùi – đầm gây chấn động trong).

2.4.4. Bảo dưỡng và nghiệm thu bê tông.

2.5. Kiểm tra, nghiệm thu cốt thép (Có hồ sơ và các biên bản cần thiết)

Kiểm tra và nghiệm thu gồm các phần việc sau:

  • Sự phù hợp của các loại cốt thép đã vào sử dụng so với thiết kế.
  • Công tác gia công cốt thép, phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép.
  • Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn.
  • Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
  • Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.

 2.5.1. Kiểm tra trước khi gia công

  • Kiểm tra đường kính bằng thước kẹp cơ khí, đồng đều về kích thước.
  • Kiểm tra mặt ngoài cốt thép: phải sạch, không bị giảm tiết diện, rạn, nứt, gỉ.
  • Lấy mẫu thép kiểm tra kéo, uốn nếu cần thiết

2.5.2. Kiểm tra sau khi thi công

Nhiều thì kiểm tra khoảng 5%, ít thì kiểm tra từng thanh.

Kiểm tra theo các chỉ tiêu:

  • Sai lệch về kích thước theo chiều dài của thép chịu lực.
  • Sai lệch về vị trí uốn.
  • Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn.
  • Sai lệch về góc uốn.
  • Sai lệch về kích thước móc uốn.

2.5.3. Kiểm tra sau khi lắp đặt

  • Kiểm tra vị trí, số lượng và khoảng cách giữa các lớp cốt thép, những chỗ giao nhau đã buộc hoặc hàn, chủng loại cốt thép.
  • Kiểm tra chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
  • Kiểm tra các chỉ tiêu chôn sẵn.
  • Kiểm tra cốt thép chờ.

2.6. Kiểm tra, nghiệm thu bê tông

2.6.1. Kiểm tra độ sụt của hổn hợp bê tong

2.6.2. Kiểm tra cường độ của bê tong

Chương 3: CÔNG TÁC XÂY

3.1. Mục đích và yêu cầu

  • Nắm vững các nguyên tắc, kỹ thuật  xây cơ bản cũng như các yêu cầu cơ bản trong công tác xây.
  • Công dụng của các dụng cụ.
  • Cách trộn các loại vữa, tỷ lệ các thành phần cấp phối
  • Cách xây các loại tường 110 và 220.
  • Cách bổ trụ, cách bắt góc, cách giật cấp trong bắt mỏ…..

3.2. Công dụng của các dụng cụ xây

  • Xẻng, dao xây, dây căng, quả dọi, thước dây, ống ti-ô, thước thẳng, bay xây,…

3.2.1. Công tác trộn vữa.

  • Các yêu cầu kĩ thuật.
  • Trình tự thao tác trộn vữa:

3.2.2. Kiểu cách xây (cách đặt gạch).

3.2.2.1. Kiểu một dọc – một ngang.

  • Ưu điểm.
  • Khuyết điểm.

3.2.2.2. Kiểu ba dọc (hoặc 5 dọc) – một ngang

  • Ưu điểm.
  • Khuyết điểm.

3.3. Kỹ thuật xây một số bộ phận trong công trình

3.3.1. Xây móng.

  • Cấu tạo
  • Vật liệu xây
  • Kỹ thuật xây

3.3.2. Xây mỏ giật

  • Kĩ thuật xây:

3.3.3. Xây bể nước - bể phốt (thêm)

  • Cấu tạo
  • Kĩ thuật xây

3.3.4. Xây tường có trừ lỗ cửa

3.3.5. Xây trụ, cột bằng gạch

  • Chuẩn bị.
  • Kĩ thuật xây.

3.3.6. Xây tường thu hồi.(thêm)

3.3.7. Xây bậc thang

3.4. Kiểm tra, nghiệm thu công tác xây

3.4.1. Công tác kiểm tra, nghiệm thu dựa trên cơ sở:

  • Bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công.
  • Nhật ký công trình.
  • Tài liệu nền móng, địa chất.
  • Biên bản nghiệm thu các loại vữa, vật liệu
  • Qui phạm về thi công và nghiệm thu.

3.4.2. Dụng cụ kiểm tra: Thước tầm (1,2 ÷ 3m), ni vô thước, thước góc vuông.

  • Kiểm tra kích thước khối xây theo thiết kế.
  • Kiểm tra ngang bằng của khối xây (ni vô).
  • Kiểm tra thẳng đứng (dây dọi, thước tầm 1,2 ÷ 3m và ni vô).
  • Kiểm tra mặt phẳng (kiểm tra tại 3 vị trí).
  • Kiểm tra góc vuông (thước góc).
  • Kiểm tra độ đặc chắc của khối xây (chiều dày và độ đặc của mạch vữa mạch ngang không quá 12mm (thường khoảng từ 8 ÷ 12mm là hợp lý); đứng không quá 10mm.
  • Kiểm tra mạch của khối xây: không trung mạch (so le nhau ³ 5cm, hay 1/4 viên gạch)

3.4.3. Một số sai phạm thường gặp:

  • Vật liệu: cát nhiều tạp chất, cấp phối không đúng. Vôi tôi chưa nhuyễn, vữa trộn không đều.
  • Mạch xây hở, không đảm bảo độ dày, bị xốp nước ngấm vào khối xây.
  • Không nhúng gạch vào nước trước khi xây.
  • Xây nhiều gạch vỡ.
  • Tường vừa xây xong đã trát.

Chương 4: CÔNG TÁC HOÀN THIỆN

4.1. Khái niệm

  • Gồm các việc: trát, lát, láng,ốp, sơn, quét vôi.
  • Tác dụng: bảo vệ các bộ phận công trình, tạo điều kiện để đảm bảo tiện nghi sử dụng, tạo vẻ đẹp công trình, tăng thời gian sử dụng công trình.

4.2. Mục đích và yêu cầu

  • Biết chuẩn bị những vật liệu, dụng cụ cần thiết cho công tác hoàn thiện
  • Phải nắm được các kĩ thuật cơ bản trong từng công tác.
  • Sử dụng vữa và sơn đúng thiết kế, đúng qui định.

4.3. Công tác trát

4.3.1. Trát tường phẳng

  • Yêu cầu kĩ thuật
  • Chuẩn bị mặt trát
  • Kĩ thuật trát.

4.3.2. Trát trần

  • Yêu cầu kĩ thuật
  • Chuẩn bị
  • Kĩ thuật trát.

4.3.3.Trát dầm

  • Yêu cầu kĩ thuật
  • Chuẩn bị
  • Kĩ thuật trát

4.4. Công tác ốp tường bằng gạch men

4.4.1. Yêu cầu kĩ thuật

4.4.2. Công tác chuẩn bị

4.4.3. Kĩ thuật ốp gạch

4.5. Công tác lát nền gạch tráng men

4.5.1. Yêu cầu kĩ thuật

4.5.2. Chuẩn bị

4.5.3. Kĩ thuật lát, lau mạch.

4.6. Công tác quét vôi - sơn (Yêu cầu kỹ thuật)

4.6.1. Quét vôi.

  • Chế tạo nước vôi
  • Kĩ thuật quét.

4.6.2. Công tác sơn

  • Tác dụng
  • Kĩ thuật sơn.

4.7. Kiểm tra, nghiệm thu

4.7.1. Trát

  • Thủ tục giống như nghiệm thu phần xây
  • Kiểm tra mặt phẳng: dùng thước tầm 2÷3 m đo tại 3 vị trí khác nhau
  • Kiểm tra độ thẳng đứng mặt trát: dọi, thước tầm kẹp ni vô
  • Kiểm tra góc vuông: dùng thước góc
  • Kiểm tra độ bám dính của vữa và tường: dùng búa gỗ gõ nhẹ tiếng thanh là tốt
  • Bề mặt lớp trát không có vết rạn chân chim, vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ.

4.7.2. Lát

  • Mạch vữa thẳng, kiểm tra bằng thước tầm 2m, khe hở £ 3mm.
  • Đường mạch sắc gọn, thẳng
  • Độ dốc theo đúng thiết kế, kiểm tra bằng ni vô (bi thép).
  • Vữa lót dày, đặc, đúng thiết kế; gõ nhẹ lên mạch
  • Đúng màu sắc hoa văn, vân trang trí.
  • Đúng cao độ thiết kế.

4.7.3. Ốp gạch men.

  • Ốp đúng kiểu gạch, kích thước, màu sắc, mạch ốp phải ngang bằng, thửng dứng (£1mm/1m)
  • Vữa đặc chắc (gõ nhẹ).
  • Mặt ốp phải sạch
  • Kiểm tra mặt bằng thước 1m (£2mm).
  • Mạch ốp ngang, thẳng, sắc nét (dày 1,5±0,5mm).
  • Sai lệch theo phương đứng, trên 1m không quá 2mm.

4.7.4. Sơn phủ bề mặt

  • Tiến hành kiểm tra khi bề mặt sơn đã khô, rắn.
  • Bề mặt sơn phải đồng màu, không ố, không có vết tụ, vón cục
  • Không được phép để lộ lớp lót: các dường ranh giới phải theo đúng thiết kế./

Chương 5: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG XÂY DỰNG

5.1. Giải phóng mặt bằng.

5.2. Tiêu nước bề mặt

5.3. Hạ mực nước ngầm

  • Các phương pháp hạ mực nước ngầm. (Cụ thể tại công trình).
  • Công tác đào đất: Các biện pháp đào đất thi công tại công trình.
  • Phương pháp tổ chức vận chuyển đất đào ra khỏi khu vực xây dựng
  • Các biện pháp lấp đất.

5.4. Định vị và giác móng công trình

  • Các phương pháp gia cố nền móng công trình.