5 bí mật không tưởng chinh phục kỹ năng tiếng anh

Tại sao bạn vẫn chưa thể thành thạo một môn ngoại ngữ? Tại sao bạn không thể sử dụng ngoại ngữ như những người bản xứ?

Lý do đơn giản là cách bạn đã làm hoàn toàn khác so với họ, đương nhiên kết quả cũng sẽ khác. Nếu bạn muốn nhanh chóng thành công, hãy học những người thành công. Đó là cách nhanh nhất để đạt được điều bạn mong muốn. Bạn phải tìm ra sự khác biệt, tại sao họ làm được còn mình thì không? Mình đã làm sai ở đâu đó ư? Đừng cố bám lấy cái cách mà bạn đang làm nếu thất bại là điều đã được kiểm chứng, hãy mạnh dạn thay đổi và bước đi theo dấu chân của những người đã thành công. Đó là bí mật thứ 1 – Học theo những người thành công.


540_293_resize_20130501_9e30945d7ab52c02212fae03b2e10321_jpg

Một bí mật khác ít ai nhận ra là mỗi chúng ta đều đã từng thành công với một ngôn ngữ đầu tiên – đó là tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Vậy tại sao bạn không thể lặp lại điều đó lần thứ hai? Đương nhiên bạn có thể. Bạn có bao giờ tự hỏi lúc 4-5 tuổi bạn có thể nghe nói tiếng mẹ đẻ dễ dàng mà đâu cần học ngữ pháp? Người bản xứ đâu có cần học ngữ pháp để có thể sử dụng ngôn ngữ? Vậy mà hầu hết chúng ta lại mù quáng lao vào con đường không biết có hay không lối ra này. Hãy nhìn lại, học từ chính mình và những người thành công, tại sao chúng ta không học Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ để có thể nói Tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ? Tại sao chúng ta không học như những người bản xứ để có thể làm chủ ngoại ngữ như những người bản xứ? Đó là bí mật thứ 2 – Học Tiếng Anh như trẻ em học tiếng mẹ đẻ.

shutterstock_12812182_medium

Vậy trẻ em học như thế nào? Chúng bắt đầu bằng nghe, nghe và nghe. Nghe hiểu là nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người học Tiếng Anh. Bạn nghe mà hoàn toàn không hiểu gì hết, ngay cả những từ ngữ bạn đã từng học? Bạn không theo kịp tốc độ nói của người bản xứ? Bạn không thể nghe được những đoạn dài? Bạn nghe câu sau lại quên câu trước? Hay có phải bạn hiểu được câu trước thì không kịp nghe câu sau?…Đó là câu chuyện của rất nhiều người học Tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng khám phá những bí mật nằm sau đó.

Bí mật 3 – Bí mật của não bộ:

Não bộ học ngôn ngữ như thế nào?

Đầu tiên, khi mới bắt đầu học, não bộ tiếp nhận ngôn ngữ vào thông qua Mắt (Đọc, Nhìn) và Tai (Nghe). Dựa vào việc xử lý những dữ liệu nhận được, hãy tưởng tượng, nó sẽ bắt đầu vẽ một “bản đồ ngôn ngữ” ở vùng ngôn ngữ bên trong. Ban đầu các con đường trong bản đồ chưa thực sự rõ nét, nhưng khi bạn liên tục nạp thông tin vào với những thông tin lặp đi lặp lại, não bộ sẽ liên tục tô đậm lên những con đường tương ứng, nó sẽ tạo ra những “lối mòn” trong bản đồ. Khi bạn có thể sử dụng ngôn ngữ thành thạo, điều đó có nghĩa là ‘’bản đồ’’ đã được vẽ hoàn thiện và rõ nét, lúc này bạn cứ theo bản đồ mà đi, có thể nghe nói một cách tự nhiên. Hay nói cách khác, lặp đi lặp lại càng nhiều lần, đường đi càng rõ nét, bản đồ càng hoàn thiện, bạn có thể nghe nói dễ dàng, lúc này bạn đang sử dụng Tiếng Anh bằng tiềm thức hay bản năng của chính bạn. Vì vậy bí mật ở đây là Kiên trì rèn luyện, lặp đi lặp lại.

Bí mật 4 – “Tại sao bạn không thể nghe hiểu Tiếng Anh?”

Khi bạn nghe hay đọc, bạn sẽ tiếp nhận các tín hiệu đầu vào, sau đó não bộ sẽ so sánh, đối chiếu với ‘’bản đồ ngôn ngữ”. Nếu các tín hiệu đó trùng lặp với dữ liệu có sẵn trong bản đồ, bạn sẽ hiểu được những gì bạn nghe hay đọc, nếu không bạn sẽ không thể hiểu trừ khi bạn dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa.

Nhưng nhiều người lại thắc mắc, họ không nghe được ngay cả những câu từ họ đã từng học rồi. Điều này làm nản lòng nhiều người và làm họ nghĩ rằng: “nghe ngoại ngữ quá khó với tôi”. Bí mật nằm sau đó chính là bạn mới chỉ cài đặt lên “bản đồ“ phần thông tin dạng ký tự (hay chữ viết) của một số từ ngữ mà thiếu mất phần thông tin dạng âm thanh, hoặc phần thông tin dưới dạng âm thanh sẵn có không trùng khớp với những gì bạn nghe được. Vì vậy rất nhiều người có thể đọc, viết rất tốt nhưng vẫn không thể nghe được. Mặt khác, rất nhiều người học Tiếng Anh không phải từ người bản xứ, chính vì thế hầu hết dữ liệu âm thanh họ từng nạp vào không giống như cách phát âm, giọng điệu của người bản xứ, hay phần thông tin dưới dạng âm thanh trong “bản đồ ngôn ngữ“ đã bị vẽ sai. Chính vì thế não bộ của bạn không thể nhận dạng dữ liệu âm thanh bạn nghe được. Tin vui cho bạn là chúng ta có thể bổ sung phần dữ liệu khuyết thiếu và sửa chữa lại những phần chưa thật sự chính xác, chỉ cần có một bản đồ hoàn chỉnh, thì nghe Tiếng Anh sẽ là chuyện nhỏ đối với bất kỳ ai. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau khám phá làm thế nào để có thể vẽ nên một “bản đồ” hoàn thiện.

Bí mật 5 – Tuyệt chiêu luyện nghe như người bản xứ:

1. Common words:

Hãy bắt đầu với thành phần cơ bản nhất trong ngôn ngữ. Bạn cần đưa vào thật nhiều Tiếng Anh trong giai đoạn này để não bộ có thể lưu trữ hầu hết các TỪ VỰNG PHỔ BIẾN (Common words) – đó là các từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần khi bạn nghe hay đọc. Tiếng Anh có khoảng trên 750,000 từ vựng các loại, tuy nhiên, chỉ có khoảng 2500 – 3000 từ vựng phổ biến nhất ( khoảng 5% số từ vựng) nhưng lại chiếm đến hơn 95% nội dung trong giao tiếp, điên thoại, email hay thậm chí cả sách báo. Nếu Bạn tập trung vào nhóm này trước tiên thì chẳng mấy chốc bạn có thể hiểu hầu hết ý chính của mọi hình thức Tiếng Anh bạn gặp. Vì vậy, hãy bắt đầu đọc thật nhiều để vun đắp từ vựng, nghe thật nhiều để quen dần với ngữ âm, ngữ điệu của người bản xứ. Đây chính là nền tảng, những nét vẽ đầu tiên cho “bản đồ ngôn ngữ” của bạn. Chỉ cần mỗi ngày bạn chịu khó học 10 từ thì chỉ trong vòng khoảng 10 tháng bạn đã có thể chinh phục 3000 từ phổ biến nhất và hiểu Tiếng Anh đến 95%.

-Nhưng phải học từ vựng như nào mới hiệu quả cho việc luyện nghe nói thì không phải ai cũng biết. Chúng ta đã quen với việc dịch từ Tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ hay ngược lại, nên khi nghe một ai đó nói, bạn sẽ dịch ngay lập tức từ Tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ, rồi bạn mới hiểu những gì họ nói, rồi sau đó để đáp lời, bạn lại dịch lần thứ 2 từ tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh rồi mới trả lời. Nhưng vấn đề là việc dịch sẽ mất thời gian, bạn không thể nào theo kịp tốc độ nói bình thường nếu bạn còn tiếp tục dịch, bạn hiểu được câu này nhưng lại không nghe được câu tiếp theo, cứ tiếp nối như vậy, bạn không thể hiểu được những đoạn dài.

Vậy vì sao bạn phải dịch? Đơn giản là vì phần dữ liệu trong bản đồ của bạn vẫn chưa đầy đủ, nó vẫn còn thiếu phần thông tin dưới dạng hình ảnh. Ví dụ: từ Tiger, bạn phải dịch ra Tiếng Việt là con hổ rồi mới tưởng tượng ra hình ảnh của nó và hiểu từ Tiger có nghĩa là gì. Nhưng quá trình này mất thời gian và làm phản xạ của bạn rất chậm khi giao tiếp hay nghe nói. Thay vì phải dịch như vậy, hãy HỌC TỪ MỚI BẰNG HÌNH ẢNH, khi nói đến Tiger bạn hãy tưởng tượng ra hình ảnh con hổ và gắn với từ đó. Hay nói cách khác bạn phải nghĩ đó là con Tiger chứ không phải dịch Tiger có nghĩa là hổ. Lần sau khi bạn nghe đến Tiger, hình ảnh con hổ sẽ lập tức hiện lên trong não bộ của bạn, bạn sẽ ngay lập tức hiểu nghĩa của nó. Đó cũng là cách trẻ em học ngôn ngữ, chúng chỉ nghe và quan sát, và rồi ngôn ngữ sẽ bắt đầu gắn với những hình ảnh cụ thể mà chúng thấy được.

Bên cạnh đó, học các NGỮ ÂM cơ bản cũng rất cần thiết, vì nó không chỉ giúp bạn quen với các âm đơn giản trong Tiếng Anh mà cũng hỗ trợ rất nhiều cho việc phát âm chuẩn khi luyện nói.

Tác giả: Lâm Nghị Nguyễn