Áp dụng mô hình thủy lực để tính toán khả năng thoát lũ trên sông Hàn - Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng khi các công trình cầu giao thông mới được xây dựng

Lương Nguyễn Hoàng Phương - Nguyễn Tấn Khoa

Tóm tắt:

Trong những năm gần đây, hàng loạt cầu giao thông trên sông Hàn - sông Cẩm Lệ trong phạm vi thành phố Đà Nẵng đã được xây dựng. Việc này sẽ tác động không nhỏ đến dòng chảy tự nhiên của sông và khả năng thoát lũ của nó. Bài báo phân tích kết quả biến động mực nước lũ trên đoạn sông Hàn và sông Cẩm Lệ khi xét đến sự tồn tại của 3 cầu mới xây dựng (cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Hòa Xuân và cầu Rồng). Kết quả phân tích đánh giá trên sẽ trả lời câu hỏi hiện nay là liệu các cầu mới xây dựng có khả năng tới khả năng thoát lũ hay không và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào.

APPLY HYDRAULIC MODEL TO CALCULATE THE FLOOD DRAINAGE CAPACITY ON THE HAN RIVER - CAM LE RIVER, DA NANG CITY WHEN THE NEW TRAFFIC BRIDGES WAS BUILT.

Abstract:

During recent years, there are some bridges which have been built on the Han river and Cam le river within Danang City. This would affect the natural flow and flood drainage of the river system. This paper analyzes the results of flood water level fluctuations on Han river and Cam Le river when considering the existence of three new bridges construction (Nguyen Tri Phuong bridge, Hoa Xuan Bridge and the Dragon Bridge). The analytical results will be evaluated to answer the question now is whether the new bridges construction likely to flood drainage capacity or not and the extent of its impact.

Đặt vấn đề

Cùng với các biến động về chế độ động lực mang tính tự nhiên, có chu kỳ, có quy luật, hệ thống sông Vu Gia nói chung và đoạn sông Hàn -sông Cẩm Lệ chảy qua thành phố Đà nẵng nói riêng còn đồng thời chịu các tác động nhân tạo mang tính hệ thống do chế độ thủy văn, bùn cát bị điều tiết bởi các công trình thượng nguồn và các tác động mang tính cục bộ ngay trên phạm vi đoạn sông, cụ thể là các công trình trên lòng sông, bãi sông như công trình cầu, hạ tầng dân cư… Biểu hiện của các tác động trên xét theo quan điểm phòng lũ thể hiện ở hai mặt: thứ nhất là khả năng thoát lũ của sông Hàn khi qua đoạn sông này bị suy giảm, mực nước lũ với cùng một cấp lưu lượng đã tăng lên theo thời gian; thứ hai là lòng dẫn có các biến động đáng kể gây ra hiện tượng sạt lở bờ sông tại một số vị trí vốn được coi là ổn định trong nhiều năm.Trước đây chưa có nhiều những nghiên cứu, phân tích, đánh giá để trả lời câu hỏi hiện đang tồn tại là: liệu các cầu mới đã và đang xây dựng trên sông Hàn - sông Cẩm Lệ - thành phố Đà Nẵng có ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ hay không và nếu có thì ảnh hưởng tới mức độ như thế nào? Bài báo này đề cập đến một số kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng củacác cầu đã và đang xây dựng trong vài năm gần đây tới khả năng thoát lũ của đoạn sông thông qua 1 yếu tố thủy lực đó là biến động của mực nước lũ dọc đoạn sông này.

Kết luận

  • Chênh lệch mực nước tại vị trí công trình cầu trước và khi làm cầu dao động khá nhiều do tỉ lệ diện tích chiếm chổ của trụ cầu so với diện tích mặt cắt ngang. Bên cạnh đó các cầu mới xây dựng gần nhau khi diện tích mặt cắt ngang nhỏ càng làm tăng sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cầu làm cho chệnh lệch mực nước lớn hơn. 
  • Với việc xây dựng hệ thống kè dọc sông và phát triển quỹ đất nên có nhiều đoạn dòng chảy bị thu hẹp rất nhiều, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng lưu tốc dòng chảy và làm tăng chênh lệch mực nước lũ.
  • Mặc dù các kết quả tính toán về mặt lý thuyết là có thể chấp nhận được, nhưng dòng chảy trên sông rất phức tạp lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên rất cần các số liệu đo thực tế để kiểm chứng lại các kết quả tính toán lý thuyết.