Câu 1: Viết công thức tính chiều dài vuốt nối siêu cao và giải thích ý nghĩa các đại lượng có trong công thức ?
Câu 2: Độ dốc dọc nhỏ nhất của đường được qui định từ điều kiện nào ?
Câu 3: Khái niệm và phân loại các điểm khống chế khi thiết kế đường đỏ ?
Câu 4: Định nghĩa tốc độ tính toán dùng trong thiết kế tuyến, ý nghĩa của nó.
Câu 5: Cho biết các giải pháp thiết kế nhằm làm giảm tác dụng của lực ngang và an toàn giao thông khi xe chạy vào đường cong nằm.
Câu 6: Phân tích cơ sở chọn độ dốc dọc lớn nhất của đường ?
Câu 7: Mục đích của việc phân cấp hạng đường ôtô? Trình bày các căn cứ chính khi xác định cấp hạng của đường ôtô, ví dụ cụ thể .
Câu 8: Mục đích bố trí siêu cao, trình bày một phương pháp bố trí siêu cao trên đường cong nằm, minh họa bằng hình vẽ.
Câu 9: Vẽ cấu tạo một đường cong tròn trên bình đồ với các yếu tố của nó. Chứng minh các công thức xác định T, K, P.
Câu 10: Trình bày nguyên tắc bố trí rãnh dọc, cấu tạo rãnh dọc ? Vẽ hình minh họa các trường hợp.
Câu 11: Xác định lưu lượng xe con quy đổi về năm tương lai, khi biết:
Lưu lượng xe hỗn hợp ở năm đầu tiên Nohh = 2200 xe/ngđ
Trong đó
- Xe con: 15%
- Xe bus: 12%
- Xe tải nhẹ: 23% ( xe tải 2 trục )
- Xe tải trung: 40% ( xe tải 2 trục )
- Xe tải nặng: 10% ( xe tải 3 trục )
Hệ số tăng trưởng xe trung bình hằng năm q=8%
n : Số năm tính toán= 15 (năm). Địa hình đồng bằng.
Câu 12: Tính số trục xe quy đổi về số trục tiêu chuẩn 100 kN.
Loại xe |
Trọng lượng trục Pi (kN) |
Số trục sau |
Số bánh của mỗi cụm bánh ở trục sau |
Khoảng cách giữa các trục sau (m) |
Lượng xe 2 chiều ni (xe/ngày đêm) |
Trục trước |
Trục sau |
Xe con |
18,0 |
18,0 |
1 |
Cụm bánh đơn |
|
722 |
Tải trung |
25,8 |
69,6 |
1 |
Cụm bánh đôi |
|
1033 |
Tải nhẹ |
18,0 |
56,0 |
1 |
Cụm bánh đôi |
|
1675 |
Tải nặng 1 |
45,2 |
94,2 |
2 |
Cụm bánh đôi |
<3,0 |
231 |
Tải nặng 2 |
23,1 |
73,2 |
2 |
Cụm bánh đôi |
>3,0 |
156 |
Câu 13: Xác định cao độ đáy dầm cầu, khi biết :
- Sông cấp V, cầu đường sắt.
- MNTN có cao độ là 20m.
- MNTT có cao độ cao hơn MNTN là 3.5m.
- MNCN có cao độ cao hơn MNTT là 2.5m.
a. Xác định nhịp thông thuyền cần bố trí để cầu qua lại một cách an toàn.
Câu 14: Xác định 3 phương án, bố trí cầu cho hợp lý :
- khổ cầu Lyc0 = 250m.
- Sông cấp IV.
Câu 15: Tính chiều dày của lớp bê tông bịt đáy khi biết:
- Đáy móng có kích thước 9 x 10(m).
- Khoảng cách từ MNTC đến đáy lớp BTBĐ là 4.3m.
- Số lượng cọc : 18 cọc (40 x 40 cm).
- Lớp BTBĐ sử dụng loại bê tông M15 đá 1x2 có RK =6.5 ( KG/cm2).
(Vẽ hình cụ thể.)
Câu 16: Tính chiều dày của lớp bê tông bịt đáy khi biết:
- Bệ mố có kích thước 4 x 8(m).
- Khoảng cách từ MNTC đến đáy lớp BTBĐ là 4.0m.
- Số lượng cọc : 15 cọc (30 x 30 cm).
- Lớp BTBĐ sử dụng loại bê tông M15 đá 1x2 có RK =6.5 ( KG/cm2).
(Vẽ hình cụ thể.)