Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lớp CE16A1 khoa Kỹ thuật Xây dựng
Nghiên cứu đặc điểm tính chất cơ lý của đất phong hóa bazan vùng Tây Nguyên - Việt Nam và một số loại khoáng sản liên quan phổ biến
Tây Nguyên là một vùng đất đang phát triển mạnh trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một trong những khu vực trọng điểm phát triển mang tính chiến lược của cả nước. Trong tương lai, trên vùng đất trù phú này sẽ mọc lên nhiều thành phố trẻ bên cạnh những khu công nghiệp rộng lớn, mạng lưới giao thông sẽ vươn tới những buôn làng xa xôi, các công trình xây dựng hồ chứa nước, các nhà máy thủy điện sẽ đáp ứng tưới nước cho những công trường cao su, cà phê và ánh sáng cho Tây Nguyên… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ấy, những vấn đề về đất nền trên vỏ phong hóa bazan khá dày của các loại đá phổ biến ở đây đã trở thành đối tượng nghiên cứu, quan tâm của các nhà khoa học. Đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm tính chất cơ lý của đất phong hóa bazan vùng Tây Nguyên – Việt Nam và một số loại khoáng sản liên quan phổ biến” phần nào nêu lên những nét đặc trưng cơ lý cơ bản nhất của vỏ phong hóa phổ biến ở Tây Nguyên và một số khoáng sản quan trọng của vùng.