Để công trình có thể tồn tại lâu dài, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bên cạnh những yếu tố quan trọng về kĩ thuật thi công, vật liệu, … thì chất lượng đất cũng là một yếu tố sống còn. Nền đất vững mới có thể giúp công trình tồn tại vững chãi với thời gian, chịu được thiên tai.
Tuy nhiên, không phải lúc nào mảnh đất để thi công cũng đạt được độ an toàn mà chúng ta mong muốn. Vì vậy, việc gia cố nền đất yếu trở nên vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình. Đặc biệt, lãnh thổ Việt Nam chúng ta còn nhiều vùng đất bùn, mềm chẳng hạn như khu vực đồng bằng nam bộ. Còn có nhiều khi đất yếu, rất dễ sạt lở gây nguy hiểm cho người dân…Vấn đề đặt ra là phải chọn được một phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm từng mảnh đất. Dưới đây là 2 phương pháp như vậy:
1. Gia cố nền đất yếu bằng phương pháp dân gian
Từ rất lâu, dân gian đã truyền nhau một kinh nghiệm gia cố đất khá đơn giản nhưng hiệu quả, đó là sử dụng những cọc tre. Đóng cọc tre có thể giúp đất chặt hơn, giảm hệ số rỗng, từ đó có thể gia cố nền đất yếu, tăng sức chịu đựng cho đất. Tuy nhiên, phương pháp này không thể dùng cho các công trình cao tầng phức tạp, vì nền đất gia cố bằng cách này thường có sức tải trọng không lớn lắm. Vì vậy, chỉ nên áp dụng đối với xây dựng nhà ở đơn giản, nhà ở nông thôn.
Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý những điểm sau đây:
- Không đóng cọc tre trong vùng đất cát, vì cát không giữ nước, nên dù dùng cọc cũng không có tác dụng.
- Nên đóng cọc ở cùng đất sét có nước để giúp tre bền. Những vùng đất quả khô sẽ khiến tre mục nát, sẽ khiến nền đất bị yếu đi.
- Sử dụng cọc tre già trên 2 năm tuổi, thằng và còn tươi để đảm bảo tuổi thọ cọc. Dùng tre đặc là tốt nhất.
- Sau khi đóng cọc, cần đổ một lớp cát vàng lên bề mặt rồi đổ bê tông và tiếp tục thi công công trình.
2. Gia cố nền đất yếu bằng gia cố xi măng-phương pháp trộn ướt
Gia cố nền đất yếu bằng phương pháp gia cố xi măng là một kĩ thuật kế áp dụng công nghệ của Nhật Bản, đã được chứng minh có tính hiệu quả cao, phù hợp với đặc điểm nhiều vùng đất yếu của Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết các phương pháp gia cố nền bằng cọc cát, cọc đất - xi măng, đất - vôi có thể nhận thấy, khi gia cố nền đất bằng cọc cát - xi măng, trong nền đất sẽ diễn ra các quá trình cơ học và hoá lý sau đây:
- Quá trình nén chặt cơ học
- Quá trình cố kết thấm
- Quá trình gia tăng cường độ cọc gia cố và sức kháng cắt của đất nền
- Tính toán sức chịu tải và biến dạng của đất nền sau gia cố.
Không chỉ có tính khả thi cao về mặt kĩ thuật, gia cố bằng phương pháp cọc đất xi măng còn được chứng minh là mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể tiết kiệm nhiều chi phí so với các phương pháp khác.
Ngoài 2 phương pháp trên đây, hiện nay còn khá nhiều phương pháp gia cố nền đất yếu được sử dụng như: phương pháp hút chân không, phương pháp dùng đệm cát,… Cần căn cứ vào đặc tính đất, yêu cầu của công trình để lựa chọn phương pháp tốt nhất.