Công trình Trung tâm điều hành và thông tin viễn thông ngành Điện lực Việt Nam là công trình hạng A, cấp đặc biệt do Công ty tư vấn Heerim Architects & Planners thiết kế chính, công ty Opus Professional Engineers & Architects Luminous thiết kế kết cấu.
Công trình sử dụng móng cọc Barrette, tường vây kết hợp hệ dầm bẹt bê tông cốt thép sử dụng cho 3 tầng hầm và kết cấu sàn dự ứng lực cho 2 tháp 28 tầng và 33 tầng.
Do nhu cầu cần diện tích để xe ô tô trong tầng lớn và đáp ứng khả năng thông thoáng trong tầng hầm, công trình đã sử dụng hệ kết cấu dầm bẹt để tăng chiều cao thông thủy cho các tầng hầm.
Phần trên tháp (bao gồm cả 2 tháp), do công trình thiết kế với tiêu chuẩn tòa nhà văn phòng hạng A đạt chuẩn quốc tế nên phần kết cấu dầm sàn đã được thiết kế sàn dự ứng lực để giải quyết bài toán cần không gian với khẩu độ lớn.
Trong khuôn khổ bài báo, tác giả xin được giới thiệu sơ bộ về kết cấu sàn dự ứng lực sử dụng cho công trình với các ý chính như sau:
Nguyên lý kết cấu sàn dự ứng lực: Sử dụng dự ứng lực để cân bằng với ngoại lực (Hình 1).
Hình 1: Hiệu ứng của dự ứng lực
Tính hiệu quả kinh tế: Sàn dự ứng lực có hiệu quả kinh tế đối với các kết cấu có nhịp lớn hơn 7m. Các nhà kinh tế xây dựng đã nghiên cứu và đưa ra biểu so sánh về giá giữa sàn bê tông cốt thép và sàn bê tông dự ứng lực (Hình 2).
Hình 2: Biểu so sánh về giá giữa sàn bê tông cốt thép và sàn bê tông dự ứng lực
Những ưu điểm kỹ thuật của dự ứng lực: Làm tăng tỷ lệ giữa nhịp và chiều dầy bản sàn; Có khả năng vượtđược nhịp lớn, giảm chiều dày sàn, bỏ bớt dầm phụ, giảm chiều cao dầm chính (chỉ sử dụng dầm chính xung quanh công trình) tạo được không gian thoáng, giảm chiều cao kiến trúc từ sàn đến trần, đơn giản hoá công tác thi công ván khuôn; Công trình sử dụng sàn dự ứng lực làm giảm khối lượng bê tông, giảm khối lượng cốt thép và đơn giản hoá công tác cốt thép dẫn đến giảm khối lượng cột và móng, tiết kiệm chi phí vật liệu, tiêt kiệm chi phí nhân công.
Cấu tạo hệ cáp neo sử dụng cho công trình: