Vài nét về nhu cầu lao động đối với ngành xây dựng
Hiện nay cả nước nói chung và ở khu vực Miền trung và Tây nguyên nói riêng nhu cầu về lao động và cán bộ kỹ thuật ngành Xây dựng rất lớn. Chỉ cần quan sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chúng ta cũng thấy rất rõ điều đó. Mỗi ngày qua đi đã có biết bao nhiêu công trình xây dựng được hoàn thành và biết bao nhiêu công trình mới được khởi công, từ những nhà ở gia đình, trường học, bệnh viện đến những cây cầu, con đường được rải nhựa thẳng tắp.
Ai là người đã xây dựng những công trình đó?; - Đó là những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân ngành xây dựng dân dụng và cầu đường. Đó chính là chúng ta, những người sắp bước vào học ở khoa Xây dựng, trường ĐHĐA. Các công trình xây dựng tương lai đang chờ các bạn. Từ trước tới nay cũng như từ nay về sau, cán bộ, công nhân ngành XD chưa bao giờ thiếu việc làm. Họ được tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp trong các ngày Hội việc làm do Nhà trường cùng các Doanh nghiệp phối hợp tổ chức, cũng có người được tuyển dụng ngay trong thời gian họ đang đi thực tập tốt nghiệp tại cơ sở sản xuất.
Trong những năm qua khoa XD trường ĐHĐA đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp ra trường hành ngàn cử nhân cao đẳng và cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng dân dụng và cầu đường. Tất cả đều đã có việc làm ổn định trong các Cty xây dựng, các cơ quan quản lý dự án về xây dựng hoặc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân.
Các bạn được gì khi vào học ngành Xây dựng tại trường ĐHĐA?
Các bạn đã lựa chọn đúng khi vào học ngành xây dựng tại trường ĐHĐA vì ở đó, ngoài những kiến thức lý thuyết, các bạn còn được đi làm tại các Doanh nghiệp và thực hành nghề XD. Thời gian đi làm tại DN thường chiếm từ 40 – 60% thời gian học ở trường. Các bạn còn được học các môn kỹ năng rất cần thiết cho công tác thực tế sau này như: kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm v.v…Nhà trường còn tập trung giúp các bạn nâng cao trình độ tiếng Anh TOEIC từ 250 điểm (đối với TCCN) đến 350 (đối với cao đẳng) và 450 điểm (đối với ĐH) và trình độ Tin học từ Kỹ thuật viên đến Tin học chuyên ngành để các bạn có thể dễ dàng xin việc làm và thuận lợi trong công tác sau này.
Về phương pháp dạy và học, các bạn sẽ được tiếp thu cách dạy và học tích cực, một phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất hiện nay đang được áp dụng tại Mỹ và một số nước khác.
Riêng ngành XD, các bạn còn được thường xuyên tiếp xúc với các công trình đã và đang xây dựng ở Đà nẵng và một số tỉnh Miền trung qua các đợt kiến tập, thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp, được nghe các báo cáo chuyên đề thực tế về xây dựng do các Doanh nghiệp trình bày.
Ở trường Đại học Đông Á sinh viên luôn nhận được sự quan tâm chú ý của Nhà tường, từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị, BGH đến các khoa, phòng, ban.
Sau đây là vài nét về khoa Kỹ thuật Xây dựng.
Vài nét về khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Đông Á.
Khoa Kỹ thuật Xây dựng trường Đại học Đông Á là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của trường, từ khi Đại học Đông Á còn là trường Trung cấp Công Kỹ Nghệ Đông Á rồi trường Cao đẳng CKN Đông Á và đến nay là trường Đại học Đông Á, một trong những trường đại học lớn ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
1. Về ngành nghề đào tạo và các bậc học
Hiện nay Khoa Kỹ thuật Xây dựng có các chương trình đào tạo từ Trung cấp chuyên nghiệp đến Cao đẳng và Đại học. Hai chuyên ngành đó là:
Về các bậc học: Hiện nay trong khoa KT xây dựng cũng như toàn trường ĐHĐA nói chung có các bậc học sau:
- Trung cấp chuyên nghiệp 2 năm, xét tuyển đối với HS đã tốt nghiệp THPT.
- Cao đẳng chính qui 3 năm, xét tuyển theo 2 phương thức:
- Xét tuyển đối với HS đã tham gia kỳ thi 3 chung của Bộ vào Cao đẳng và Đại học, đạt được tổng số điểm bằng hoặc trên điểm sàn qui định của Bộ.
- Xét tuyển theo phương thức TS riêng (xem cụ thể phương thức này trong bài “Tư vấn tuyển sinh” trong trang web khoa Xây dựng)
- Cao đẳng liên thông 1,5 năm, liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng.
- Đại học chính qui 4,5 năm, xét tuyển theo 2 phương thức:
- Xét tuyển đối với HS đã tham gia kỳ thi chung của Bộ vào cao đẳng và đại học, đạt được tổng số điểm bằng hoặc trên điểm sàn qui định của Bộ.
- Xét tuyển theo phương thức TS riêng (xem cụ thể phương thức này trong bài “Tư vấn tuyển sinh” trong trang web khoa Xây dựng).
- Đại học liên thông 1,5 năm, học liên thông từ cao đẳng lên đại học.
- Đại học liên thông 2,5 năm, học liên thông từ trung cấp lên đại học.
2. Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ GV:
Khoa Kỹ thuật Xây dựng có 2 tổ Bộ môn quản lý 2 chuyên ngành riêng biệt: Xây dựng dân dụng và Xây dựng cầu đường. Hai chuyên nghành này có phần kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở ngành tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở phần kiến thức chuyên ngành, do đó, một số GV có thể giảng dạy cho cả 2 chuyên ngành.
Về Giảng viên: Hiện nay khoa Xây dựng có 35 GV cả cơ hữu và thỉnh giảng. Trong đó có 5 Tiến sĩ và 30 Thạc sĩ. Đây là những GV đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, có người đã dạy đại học hơn 40 năm và cũng đã từng dạy đại học ở nước ngoài (do Bộ GD&ĐT cử đi). Có GV đã từng được các Dự án của nước ngoài mời làm chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Do đó, các Giảng viên của Khoa XD không những có trình độ chuyên môn cao mà còn có nhiều kinh nghiệm thực tế trong công tác thiết kế và thi công xây dựng công trình.
Về chương trình đào tạo (CTĐT) và tổng số SV của khoa:
Về nguyên tắc, CTĐT các bậc học của khoa Xây dựng được biên soạn theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT.
Chương trình đào tạo của khoa Xây dựng ĐHĐA có những đặc điểm gì?
- CTĐT theo hướng thực nghiệm là đặc điểm nổi bật trong CTĐT của khoa XD. Thời lượng các phần thực hành, thực tập chiếm trên 50% tổng thời lượng của mỗi học phần. Đối với những học phần chuyên ngành thì đó là thời gian làm bài tập, thí nghiệm, bài tập lớn, đồ án môn học, thực tập môn học và đi làm thực tế tại Doanh nghiệp. Từ năm thứ 2 trở đi, sau mỗi năm họcSV sẽ thành thạo một nghề nhất định, từ đơn giản đến phức tạp.
- Trong toàn bộ thời lượng học tập của toàn khóa học có một phần đáng kể dành cho các môn kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng xin việc làm, kỹ năng làm việc nhóm v.v…). Việc học tập các môn kỹ năng sẽ giúp rất nhiều cho sinh viên sau khi ra trường tiếp cận nhanh với thực tế sản xuất và đời sống xã hội.
- CTĐT của tất cả các bậc học đều được xây dựng theo hệ thống tín chỉ. Điều này giúp cho SV có nhiều lựa chọn về môn học và thời gian học (ví dụ có thể học vượt thời gian hoặc kéo dài thời gian học tập do hoàn cảnh gia đình hay lý do cá nhân).
- CTĐT còn được xây dựng nhằm bảo đảm cho SV có thể học liên thông từ TCCN lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học hoặc từ Trung cấp lên đại học một cách liên tục. Thời gian học các bậc liên thông từ 1,5 đến 2,5 năm.
-
Một đặc điểm quan trọng nữa trong CTĐT của Khoa Xây dựng ĐHĐA là tất cả SV ngành Xây dựng Dân dụng và Xây dựng Cầu đường đều có học kỳ đi làm tại Doanh nghiệp được trả lương và được đào tạo Sơ cấp nghề xây dựng một cách bài bản, với những giáo viên dạy nghề lâu năm hướng dẫn và giảng dạy. Sau khi học SV được cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề do Tổng cục Dạy nghề cấp. Điều này sẽ giúp cho SV không những nắm vững lý thuyết chuyên môn mà còn có tay nghề khá trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông.
-
Chương trình đào tạo của Khoa thường xuyên được cải tiến và cập nhật những yếu tố mới để ngày càng hoàn thiện và hòa nhập với chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm học 2013 – 2014 tổng số SV trong khoa hơn 1500 SV với 35 lớp học.
3. Về phương pháp giảng dạy và học tập
Từ nhiều năm nay Khoa XD đã áp dụng phương pháp dạy và học tích cực. Đây là phương pháp dạy và học tiên tiến nhất mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Thầy giáo không còn đọc cho SV chép mà mỗi SV đều được cung cấp bài giảng và tài liệu tham khảo trước khi lên lớp. Ở lớp SV sẽ được GV giảng giải, hướng dẫn thảo luận, SV có thể đặt câu hỏi để GV giải đáp, hoặc cùng nhau trao đổi để tìm ra câu trả lời. Sau mỗi buổi học SV có thể đã nắm được trên 80% nội dung bài giảng. Do đó việc thi, kiểm tra không còn là nỗi lo của SV nữa vì SV đã nắm được bài giảng ngay tại lớp.
Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở lớp là việc làm bắt buộc đối với mỗi Thầy, Cô giáo ở Khoa Xây dựng ĐHĐA. Trong bài giảng của mình tất cả các Thầy, Cô trong khoa XD đều có những hình ảnh minh họa bằng các hình vẽ, biểu đồ, ảnh chụp hoặc phim tư liệu một cách sinh động. Có những môn học GV còn kết hợp giảng dạy ngoài hiện trường cho SV nhìn thấy tận mắt những công trình đã hoặc đang xây dựng ở Đà Nẵng, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế của môn học, như môn Kiến trúc, Tổ chức thi công v.v…
Thực tập môn học và thực tập tốt nghiệp cũng là những học phần quan trọng trong CTĐT của khoa vì ngành XD là ngành gắn bó chặt chẽ với thực tế đời sống xã hội.
4. Về hoạt động nghiên cứu khoa học
Hàng năm GV và SV khoa XD đều có đề tài NCKH đăng ký ở cấp trường và đều có tổ chức Hội nghị khoa học ở khoa. Năm học 2013 – 2014 khoa có 3 đề tài của GV và 30 đề tài của SV do các Thầy/Cô trong khoa làm Cố vấn khoa học. Các đề tài này đang được nghiên cứu và sẽ hoàn thành trong năm 2014 .
Ngoài ra, trong các Tập san khoa học của trưởng hàng quí đều có bài viết của các GV khoa Xây dựng.
5. Về hoạt động ngoại khóa
Ngoài công tác giảng dạy cho trên 1.200 sinh viên tất cả các khóa học và bậc học, Khoa Xây dựng còn triển khai nhiều hoạt động khác nhằm giúp cho SV hiểu biết thêm thực tế và nắm được các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường. Các hoạt động đó bao gồm:
- Tổ chức nghe giảng các chuyên đề ngoại khóa về thực tế sản xuất do các Doanh nghiệp đến báo cáo để giúp cho Sinh viên thường xuyên tiếp cận với thực tế.
- Tổ chức các hoạt động của Câu lạc bộ khoa Xây dựng, bao gồm: Tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành, làm mô hình, văn nghệ thể thao v.v…. Đây là những hoạt động giúp các Thầy/Cô giáo và SV cùng giao lưu, học tập lẫn nhau, tạo không khí vui tươi trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
- Sinh viên còn được tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, hoạt động tình nguyện hè, hoạt động vì cộng đồng v.v… do Đoàn Thanh niên CSHCM trường tổ chức.
6. Tạo điều kiện cho SV tốt nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm
Hàng năm Khoa XD cũng như các khoa khác trong trường đều tham gia “Ngày Hội việc làm” do Nhà trường tổ chức. Trong ngày hội đó nhiều doanh nghiệp ở Đà nẵng đã đến trường tiếp xúc với SV đã tốt nghiệp của tất cả các ngành để phỏng vấn và tuyển cán bộ, nhân viên. Sau mỗi đợt tiếp xúc đó hàng trăm SV đã nhận được giấy báo tuyển dụng làm việc ở các Công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Đà Năng và một số tỉnh khác. Đây là hoạt động thường niên đã thành truyền thống của trường Đại học Đông Á.
Trong những năm qua đã có hàng ngàn SV TCCN và Cao đẳng của khoa XD tốt nghiệp ra trường. 100% trong số họ đã có việc làm, phần lớn làm trong các công ty, doanh nghiệp XD tư nhân. Trong đó nhiều người đã trở thành giám đốc hoặc Đội trưởng, Chi huy trưởng công trường thi công các công trình XD.
Tôi tin rằng các bạn sau khi tốt nghiệp cũng sẽ tìm được việc làm như họ.
7. Mục tiêu của SV ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng
Đối với Sinh viên khoa Xây dựng cũng như SV toàn trường ĐHĐA, có 8 mục tiêu quan trọng và xuyên suốt trong quá trình học tập cũng như sau khi ra trường là:
1. Giỏi chuyên môn nghề nghiệp
2. Thông thạo tin học
3. Giao tiếp tốt một ngoại ngữ (tiếng Anh)
4. Có kỹ năng quản lý và làm việc chuyên nghiệp.
5. Có khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời.
6. Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với công đồng
7. Có khả năng cảm nhận nghệ thuật, âm nhạc
8. Làm việc tốt và thành công.
Nói tóm lại, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại khoa Xây dựng, ĐHĐA, SV có thể làm được những công việc gì, đảm nhận những vị trí công tác nào và có thể làm việc trong những cơ quan nào?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi đã gặp và phỏng vấn nhiều SV đã tốt nghiệp tại khoa XD, ĐHĐA, đang công tác ở các địa phương trong thời gian qua. Những câu trả lời sau đây của họ sẽ giải đáp cho các bạn.
Câu hỏi: Sau khi ra trường SV ngành XD có thể đảm nhận những công việc gì?
Trả lời: Sau khi tốt nghiệp ra trường SV có thể đảm nhận các công việc sau:
- Hướng dẫn thi công các công trình dân dụng, công nghiệp và cầu đường loại vừa và nhỏ như: nhà ở 1 – 5 tầng, nhà làm việc, xưởng sản xuất, đường liên tỉnh.
- Tính toán kết cấu và dự toán những công trình vừa và nhỏ.
- Giám sát thi công các cấu kiện như cột, dầm, sàn, giám sát thi công đổ bê tông, ghép cốp pha, đặt cốt thép, thi công mặt đường, thi công cầu, cống v.v…
- Tự mình tổ chức thi công các CT hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của 1 Chỉ huy trưởng CT.
Sau khi làm việc từ 3 – 5 năm trở lên các Cán bộ kỹ thuật, Cử nhân, Kỹ sư Xây dựng DD và Cầu đường có thể:
- Phụ trách thi công các công trình xây dựng DD&CN và Cầu đường với vai trò Đội trưởng hay Chỉ huy trưởng công trình. Đồng thời các Cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp TCCN có thể học liên thông lên Cao đẳng hay Đại học, Cử nhân cao đẳng XD có thể học liên thông lên Đại học và Sau đại học.
- Sau 5 – 10 năm các cử nhân và kỹ sư XD có thể đảm nhận vai trò Chỉ huy trưởng những công trình lớn hơn.
Câu hỏi: SV có thể đảm nhận những vị trí công việc gì tại các cơ quan, đơn vị?
Trả lời: Những vị trí công tác mà SV ra trường có thể đảm nhận ở các cơ quan, đơn vị là:
- Cán bộ hướng dẫn thi công hoặc giám sát thi công.
- Tổ trưởng hay Đội trưởng đội thi công.
- Cán bộ tính toán kết cấu và lập dự toán công trình.
Sau khi làm việc từ 3 – 5 năm trở lên có thể đảm nhận các vị trí:
- Trưởng phòng dự toán
- Trưởng phòng kiểm định chất lượng.
- Chỉ huy trưởng công trình.
Câu hỏi: Cơ quan, đơn vị nào SV có thể làm việc sau khi ra trường?
Trả lời: Những nơi SV có thể làm việc:
- Trong các Cty xây dựng, chuyên đảm nhận thi công các công trình DD&CN, xây dựng cầu cống, đường sá.
- Trong các cơ quan quản lý XD như Sở XD tỉnh, phòng XD huyện.
- Trong các Ban quản lý dự án về đầu tư XD của các Sở, Ban, ngành hoặc trong các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh, Huyện, Xã hoặc Thành phố, Thị trấn.
- Trong các Cty Xây lắp tư nhân.
- Trong các doanh nghiệp xây dựng tư nhân do bản thân SV thành lập.
Trên đây là tất cả những gì mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn để các bạn có thể hình dung được phần nào môi trường mà các bạn sẽ sống và học tập trong thời gian tới, cũng như các bạn sẽ hình dung được viễn cảnh mà các bạn sẽ đạt tới sau những năm học tập trên ghế nhà trường Đại học Đông Á.