Đôi lúc, bạn có thể gặp phải những chuyện ngoài ý muốn do lỡ lời, do không làm chủ tình hình hoặc do phản xạ của đối phương không nhanh nhẹn như bạn nghĩ. Trong những trường hợp như thế, bạn cần học cách làm chủ hoàn cảnh, tức phải biết tùy cơ ứng biến, khống chế cục diện để tránh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Năm 1890, một nhóm hơn 20 người, có cả nhà văn nổi tiếng Mark Twain cùng đến dự buổi tiệc gia đình của phu nhân Dogge.
Cũng như những cảnh tượng thường gặp trong các buổi tiệc: mỗi người tán gẫu với người kế bên, giọng mỗi lúc một to dần lên, cả hội trường ồn ào như cái chợ, không giống buổi tiệc chút nào.
Phu nhân Dodge tỏ vẻ khó chịu, nhưng bà không thể làm mọi người mất hứng. Mark Twain cũng nhận thức được điều ấy, nếu lúc này mà la lên một tiếng để mọi người im lặng, chắc chắn sẽ làm cho mọi người mất vui, thậm chí người ta có thể giận dữ bỏ về. Vậy phải làm sao?
Mark Twain nghĩ ra một kế, ông nói với người phụ nữ ngồi bên cạnh: “Chỉ có một cách để bắt họ im lặng, bà hãy ghé đầu vào gần tôi, và làm ra vẻ đang chăm chú nghe tôi nói chuyện, tôi sẽ nói khẽ, như vậy người bên cạnh không nghe được tôi nói gì, họ càng muốn biết tôi đang nói gì. Tôi chỉ cần xì xào một hồi, bà sẽ thấy không ai nói chuyện nữa, không có tiếng nói nào hết ngoại trừ giọng nói của tôi.”
Người phụ nữ bán tín bán nghi, nhưng cũng làm theo ý của Mark Twain, Mark Twain bắt đầu nói khẽ:
Mười một năm trước, tôi tham dự buổi lễ chào đón tướng Grant, một buổi tiệc long trọng được mở ngay đêm đầu tiên, có hơn 600 quân nhất xuất ngũ đến dự tiệc, ngồi kế bên tôi là ông XX, ông ta không nghe rõ được gì, nên có thói quen mà ta vẫn thường thấy ở những người điếc, ông ta quát tháo, đôi lúc cầm dao trầm ngâm 5 – 6 phút rồi la lên một tiếng làm cho tôi giật cả mình.”
Khi Mark Twain nói tới đây, tiếng ồn ào ở bàn bên kia, nơi phu nhân Dodge đang ngồi, đã bớt đi, người ta bắt đầu tò mò nhìn ông, ông càn nói càng nhỏ tiếng hơn.:
“Khi ông XX không nói chuyện, một người ngồi ở đối diện tôi cũng sắp kể hết câu chuyện cho người ngồi kế bên nghe. Tôi nghe được ông ta nói ‘trong khoảnh khắc, người đàn ông nắm chặt mái tóc dài của cô ta, cô ta khẩn khoản van xin, nhưng người đàn ông kia vẫn tàn nhẫn đè cổ co ta lên đầu gối mình, sau đó dung dao lướt một cái…”
Đến lúc này, Mark Twain đã đạt được mục đích của mình, cả hội trường im phăng phắc. Lúc này ông thấy nên nói với mọi người vì sao ông phải diễn kịch như thế. Ông hy vọng mọi người cần tỏ ra lịch sự khi dự tiệc, phải nghĩ đến cảm nhận của người khác, tốt nhất là từng người một nói chuyện và những người khác nên chú ý lắng nghe.
Mọi người vui vẻ tiếp thu ý kiến của Mark Twain, thời gian còn lại của buổi tiệc diễn ra rất vui vẻ. Mark Twain cũng tỏ ra đắc ý: “Cả đời tôi chưa lần nào vui thích như lúc này, lý do chính là những cử chỉ vĩ đại của tôi, tôi có thể duy trì trật tự, làm chủ hoàn cảnh.