Làm giàu từ ngành xây dựng có được không?

Xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia. Một đất nước muốn phát triển thì không thể có cơ sở hạ tầng, công trình công cộng như đường xá, cầu cống, bến bãi, bệnh viện, trường học, siêu thị… lạc hậu. Chính vì vậy, nghề kỹ sư xây dựng luôn được đề cao và tôn kính trong mọi thời đại. Nhưng hiện nay lại có nhiều người không mặn mà với ngành xây dựng nữa bởi họ cảm thấy công việc trong ngành này thực sự rất vất vả mà thu nhập không như mong muốn. Vậy nên, ở bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ đến các bạn cách làm giàu từ ngành xây dựng nhé!

lam-giau-tu-nganh-xay-dung-hieu-qua-nhat

1. Tìm hiểu chung về ngành xây dựng - liệu có thể làm giàu từ ngành xây dựng được hay không?

1.1 Ngành xây dựng là gì ?

Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,…

1.3 Những công việc bạn có thể làm giàu từ ngành xây dựng

  • Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư xây dựng, có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
  • Kỹ sư thiết kế, Kỹ sư quản lý dự án, Kỹ sư giám sát công trình, Kỹ sư quản lý thi công xây dựng.
  • Chuyên viên tư vấn Xây dựng; lập hồ sơ dự toán; thanh toán quyết toán.
  • Tham gia đấu thầu; làm việc tại các nhà máy xí nghiệp với vai trò là chủ doanh nghiệp, người quản lý điều hành hoặc trực tiếp sản xuất; làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước.
  • Tự thành lập và điều hành, quản lý công ty xây dựng của chính mình
  • Ứng dụng xây dựng vào việc sửa chữa rồi bán lại bất động sản. Trở thành nhà kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp

2. Phân tích thị trường xây dựng hiện nay và phương hướng để làm giàu từ ngành xây dựng

lam-giau-tu-nganh-xay-dung-co-duoc-khong

Lựa chọn vào học ngành xây dựng là một sự lựa chọn chính xác vì hiện tại cũng như tương lai, ngành xây dựng là một ngành rất quan trọng cho các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Xã hội không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng cần được nâng tầm, nhà ở các công trình công cộng, đường xá, cầu cống sẽ ngày càng được mở rộng và hiện đại hơn.

Để làm giàu từ ngành xây dựng thì dù bạn là chủ thầu hay thợ xây dựng đều cần phải am hiểu, có kiến thức và tay nghề chuyên môn cao chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm như trước đây.

Nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ngày càng phát triển cùng xã hội, kéo theo đó là số lượng các nhóm nhà thầu xây dựng gia tăng. Theo thống kê tại TP.HCM, có hơn 75% nhà thầu và đại đa số thợ xây đều đi lên từ con đường nghề dạy nghề, người trước truyền nghề cho người sau. Thông thường, một lao động trong ngành xây dựng dân dụng bắt đầu nghề với công việc thợ phụ, rồi sau đó học hỏi lên thành thợ chính trong đội thợ, khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm sẽ tách riêng nhận thầu sửa chữa xây dựng những ngôi nhà cấp 4, rồi thành chủ thầu cho các công trình lớn và phức tạp hơn.

Theo đó, những nhà thầu phát triển theo con đường này sẽ học hỏi thực tế công việc và kinh nghiệm được người đi trước nên hiểu rõ thực tế thi công. Không chỉ về tay nghề, người đứng vào vị trí chủ thầu phải luôn học hỏi, tự cải thiện những kinh nghiệm tổ chức đội thợ, khả năng xoay vòng vốn, tính toán được khối lượng công việc, gây dựng uy tín, tìm kiếm khách hàng và nguồn cung vật liệu xây dựng, cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho đội thợ. Kỹ năng nghề đa dạng và phức tạp là vậy nên từ lúc người thợ mới vào nghề đến khi có thể trở thành chủ thầu có đội thợ riêng cũng không dưới 8 - 10 năm.

Tuy vậy, khó khăn trên con đường lập nghiệp không thông qua đào tạo chính quy chuyên môn như trên không chỉ dừng lại ở đó. Mức sống dân cư cao hơn đi cùng với sự yêu cầu những xu hướng kiến trúc, vật liệu xây dựng mới (chẳng hạn như các loại vật liệu xanh thân thiện môi trường, vật liệu thông minh) cũng như phương pháp thi công mới, hiện đại…

Đối với thợ xây, thợ hồ, đa số họ là những người lên thành phố lập nghiệp, sống xa nhà, hằng tháng tích góp bao nhiêu tiền đều gửi về quê nuôi gia đình. Ban ngày, họ làm công việc nặng nhọc, ban đêm về nhà trọ hoặc ở lại công trình, thời gian và điều kiện học tập vì thế lại càng hạn chế hơn, nỗ lực vươn lên trong nghề càng trở nên khó khăn.

Có thể kết luận rằng nếu bạn muốn làm giàu từ ngành xây dựng thì con đường để tiến đến thành công nhanh nhất có lẽ là bạn cần phấn đấu để trở thành chủ thầu xây dựng.

3. Cách làm giàu từ ngành xây dựng nhờ thầu công trình xây dựng

Để tăng khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp hay nói cách khác là làm giàu từ ngành xây dựng nhờ thầu công trình thì bạn cần chú ý những điều sau:

3.1 Năng lực về thiết bị thi công

Năng lực về thiết bị và xe máy thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệu trong hồ sơ, nó chứng minh cho bên mời thầu biết khả năng huy động nguồn lực về xe máy thi công công trình đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. Năng lực về thiết bị sẽ được đánh giá qua các nội dung sau:

  • Nguồn lực về máy móc thiết bị và xe máy thi công của doanh nghiệp phải đầy đủ về số lượng. Nếu nguồn lực này không đảm bảo doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp tốn chi phí đi thuê và ảnh hưởng đến khả năng tranh thầu.
  • Máy móc, thiết bị phải đảm bảo chất lượng, đầy đủ các tính năng, công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu xây dựng hiện đại. Trình độ hiện đại của công nghệ được thể hiện qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất, phương pháp sản xuất của công nghệ, năm sản xuất, quốc gia sản xuất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị .
  • Mức độ hợp lý của thiết bị xe máy và công nghệ hiện có. Điều này tức là tính đồng bộ trong sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ phải phù hợp trong điều kiện đặc thù về địa lý, khí hậu ,địa chất, nguyên vật liệu… sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

Như vậy năng lực về máy móc thiết bị phần nào đó quyết định khả năng cạnh tranh hay khả năng thắng thầu và ngược lại khi doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã tăng khả năng về máy móc thiết bị.

Ngoài ra, còn có các khía cạnh khác mà ta không thể nêu hết ra đây. Vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp phải phát huy được năng lực thiết bị xe máy hiện có và không ngừng tăng cường để bảo đảm chiến thắng khi dự thầu.

3.2 Năng lực về tài chính có vai trò quan trọng trong làm giàu từ ngành xây dựng hay không

Một đặc trưng của ngành xây lắp là cần một lượng vốn rất lớn và vốn bị động rất lâu ở các công trình, hay nói cách khác vòng quay của vốn rất chậm. Đặc điểm này dẫn đến thực tế là các Công ty xây dựng phải có nguồn vốn rất rồi rào đủ để trang trải chi phí thi công trong thời gian dài trước khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên chủ công trình. Do vậy, năng lực tài chính cũng là một yếu tố quyết định lợi thế của nhà thầu trong quá trình tranh thầu. Năng lực tài chính sẽ được phía mời thầu xem xét ở các khía cạnh sau:

  • Quy mô tài chính của doanh nghiệp thể hiện thông qua quy mô vốn kinh doanh.
  • Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố về nguồn lực tài chính đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp xây dựng, bởi vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn chủ yếu là vốn vậy. Vì vậy khả năng vay vốn rễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là một nội dung quan trọng mà doanh nghiệp xây dựng phải trình bày trong hồ sơ dự thầu và chỉ tiêu này được các chủ đầu tư đánh giá rất cao .

Bên cạnh năng lực tài chính thì tình hình tài chính lành mạnh cũng ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu của nhà thầu. Tình hình tài chính lành mạnh được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh cũng như sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Một hệ số nợ cao (hệ số nợ = vốn vay /vốn chủ sở hữu ) sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng huy động vốn cho việc thi công, một hệ số sinh lời của vốn đầu tư cao lại có khả năng tạo uy tín .

Ngược lại , khi doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh tức là doanh nghiệp có công trình để thi công, nó sẽ tạo ra một kết quả kinh doanh tốt và do đó khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng được nâng lên.

Hay nói một cách khác, việc nâng cao khả năng cạnh tranh và năng lực về tài chính có vai trò bổ trợ cho nhau trong hoạt động dự thầu xây dựng.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân trong công ty

Trước hết, ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tới chất lượng của công tác dự thầu thể hiện một cách trực tiếp thông qua việc bố trí nhân lực tại hiện trường. Chất lượng của đội ngũ quản trị viên cao cấp trực tiếp quản lý quá trình thi công cũng như chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề của đội ngũ công nhân tham gia thi công công trình. Đó là lý do tại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới chỉ tiêu này khi xét thầu .

Bên cạnh đó, đối với một doanh nghiệp xây dựng năng lực và sự nhanh nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói riêng và chất lượng của công tác dự thầu nói chung.

Với những đòi hỏi đặt ra đối với nguồn nhân lực trong công tác dự thầu như vậy đã làm cho các doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty nhằm đáp ứng những đòi hỏi của bên chủ đầu tư. Vì vậy, chất lượng đội ngũ công nhân viên ngày càng tăng lên

Nhìn chung, khi đề cập tới mối quan hệ này có thể xem xét trên các phương diện khác nhau nhưng chung quy lại phải thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên đối với công tác dự thầu trong xây dựng và ngược lại

5. Nâng cao kinh nghiệm xây lắp mang lại hiệu quả cao trong làm giàu từ ngành xây dựng

kinh-nghiem-can-duoc-nang-cao

Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bên mời thầu đối với nhà thầu bởi vì sản phẩm xây dựng được tiêu thụ trước khi tiến hành việc xây lắp tạo ra các sản phẩm này và tài liệu quá khứ của nhà thầu chính là bằng chứng thực tế để nhà thầu khẳng định khả năng và năng lực thi công của mình có thể xây lắp và hoàn thành các công trình có tính chất và quy mô tương tự với công trình đang được đấu thầu với chất lượng đảm bảo. Đối với những công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì nhân tố được nhà thầu khá coi trọng và sẽ chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng số điểm đánh giá nhà thầu của bên mời thầu .

Mặt khác, khi doanh nghiệp đã nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tức là có điều kiện thi công các công trình và như vậy kinh nghiệm xây lắp của doanh nghiệp được nâng lên.

Tóm lại, kinh nghiệp xây lắp và khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu có mối quan hệ khăng khít với nhau ,bổ trợ cho nhau phát triển, để có thể làm giàu từ ngành xây dựng hiệu quả nhất .

6. Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình

Một công trình xây dựng thường được thực hiện trong thời gian dài (từ 1 đến 5 năm) nên vấn đề quản lý đầu tư rất phức tạp. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng một công trình hầu hết không phải phục vụ cho tiêu dùng các nhân ,tiêu dùng cuối cùng mà lại nhằm mục đích phục vụ công cộng ,đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc phát triển nào đó. Do đó ,vấn đề đảm bảo chất lượng thi công công trình được chủ đầu tư đánh giá rất cao

Trong bộ hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn tiến độ thi công công trình do nhà thầu đưa ra được chủ đầu tư đánh giá ở hai nội dung chủ yếu sau:

  • Xem xét mức độ đảm bảo tổng tiến độ thi công quy định trong hồ sơ mời thầu. Đây là điều mà chủ đầu tư quan tâm nhất .Nếu nhà thầu nào đưa ra được biện pháp tổ chức thi công làm rút ngắn thời gian thi công công trình thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn .
  • Xem xét sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan. Lý do mà chủ đầu tư phải xem xét nội dung này là do tiến độ thi công các hạng mục công trình hoặc các phần việc của công trình có liên quan tới việc sử dụng ngay các công trình hoặc hạng mục công trình .

Vì nếu nhà thầu nào đảm bảo được tổng tiến độ thi công mà lại đưa ra được giải pháp thi công hạng mục công trình hợp lý hơn chắc chắn sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh trong đầu tư xây lắp .

Như vậy, việc nâng cao tiến độ thi công công trình ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu và ngược lại khi doanh nghiệp đã có được khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu tức là doanh nghiệp đã có được một tiến độ thi công tốt .

7. Giải pháp thiết kế thi công công trình

Trong hồ sơ mời thầu các dự án đầu tư và xây dựng có những tài liệu: hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, các chỉ dẫn kỹ thuật điều kiện chung và điều kiện cụ thể về kỹ thuật của hợp đồng. Ở đây ,ta gọi chung là các yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu .

Theo quan điểm dự báo chất lượng sản phẩm xây dựng trong quá trình xây lắp cũng như sản phẩm cuối cùng. Do vậy, tiêu chuẩn về khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tính hợp lý của giải pháp kỹ thuật do nhà thầu đưa ra được bên mời thầu coi là một trong các tiêu chuẩn chính để đánh giá, xét chọn nhà thầu. Khi đánh giá về kỹ thuật, thì đặc trưng là tính cơ lý của công trình .Tức là các yếu tố về tuổi thọ, độ tin cậy, độ an toàn của công trình .

  • Tuổi thọ của công trình là thời gian mà công trình vẫn giữ được giá trị sử dụng của nó cho tới khi hư hỏng hoàn toàn .
  • Độ tin cậy của công trình là khả năng chịu đựng áp lực, độ uốn cong, khả năng chịu lực xoáy trước gió bão … hay nói cách khác là khả năng chịu đựng sự thay đổi đột biến của môi trường .

Độ an toàn của công trình phụ thuộc vào các cấu kiện chịu lực của công trình như không nứt, không bị lún, không thấm không nghiêng … đảm bảo độ an toàn khi sử dụng .

Bên cạnh đó người ta đánh giá các chỉ tiêu chất lượng, mĩ thuật như sự phù hợp với cảnh quan xung quanh, bố cục vật thể kiến trúc, trang trí nội thất…

Yêu cầu về kỹ thuật là yêu cầu hết sức nghiêm ngặt. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được nhà thầu thể hiện trong phần thuyết minh biện pháp, các bản vẽ minh hoạ của hồ sơ dự thầu. Nếu nhà thầu nào phát huy được mọi nguồn lực vốn của mình nhằm đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và đưa ra được các đề xuất và giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất chắc chắn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh khi dự thầu .

Như vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác dự thầu sẽ đưa đến cho doanh nghiệp những giải pháp thi công hợp lý và với những giải pháp thi công hợp lý sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trong dự thầu cho doanh nghiệp .

8. Giá dự thầu hợp lý

Khác với các loại sản phẩm khác, giá cả sản phẩm xây dựng được xác định trước khi nó ra đời và đem ra tiêu dùng. Khi được định giá thông qua dự thầu, giá cả sản phẩm xây dựng chính là giá bỏ thầu hay giá dự thầu của các nhà thầu được ghi trong hồ sơ dự thầu. Khi xét thầu, do quy luật về hành vi tiêu dùng, bên mời thầu sẽ lựa chọn nhà thầu có mức giá thấp nhất khi đã quy đổi được khả năng đáp ứng của các nhà thầu đối với các tiêu chuẩn khác về cùng một mặt bằng đánh giá .

Về nguyên tắc giá dự thầu được tính dựa trên khối lượng công tác xây lắp được lấy ra từ kết quả tiên lượng dựa vào thiết kế kỹ thuật và đơn giá. Do đó, trước hết, để lập được giá dự thầu phải có giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công hợp lý. Trên cơ sở đó ,các nhà thầu tính toán để đua ra được mức giá phải vừa được chủ đầu tư chấp nhận nhưng phải vừa đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến của xây dựng.

Để nâng cao tính cạnh tranh của giá dự thầu khi tranh thầu, các nhà thầu cần đưa ra được chiến lược giá phù hợp và chú ý đến việc giảm các chi phí cấu thành giá, đặc biệt là chi phí liên quan đến tổ chức quản lý doanh nghiệp.

9. Tìm kiếm cơ hội nâng tầm thầu, thợ xây dựng

Anh Trần Ngọc Tuấn Hoàng, Giám đốc Công ty Thiết kế xây dựng MK cho rằng: “Anh em thợ xây dựng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống và công việc. Cần có thêm nhiều sân chơi giải trí lành mạnh, nhiều sân chơi để thi thố, học hỏi, giao lưu về nghề nghiệp cho anh em thợ xây dựng là rất hay, rất cần thiết”.

Khó khăn trong tiếp cận những khóa đào tạo bài bản, chính quy như đã nói ở trên khiến thầu, thợ xây dựng hạn chế đi những cơ hội thể hiện được tay nghề và uy tín cá nhân, đồng thời được biết tới rộng rãi hơn trong cộng đồng dân cư.

Chính vì vậy, để “đi tắt đón đầu”, phát triển nhanh hơn trong nghề nghiệp, các đội thầu nên tìm kiếm đến những sân chơi lớn và uy tín có thể “bảo chứng” cho tay nghề và năng lực của họ, cũng như tìm kiếm cơ hội để được quảng bá rộng rãi về hình ảnh và tên tuổi. nói chung con đường làm giàu từ ngành xây dựng không dễ dàng chút nào.

10. Muốn làm giàu từ ngành xây dựng phải có chiến lược marketing dự án hiệu quả

Ngoài ra bạn cũng cần cực kỳ chú trọng vào marketing cho công ty mình. Bởi marketing là con đường rất quan trọng để công ty xây dựng của bạn tăng trưởng lâu dài và phát triển kinh doanh bền vững. Để khởi động, hãy bắt đầu với 5 ý tưởng marketing ngành xây dựng tuyệt vời dưới đây nhé! Đây là những gì bạn cần làm để thực hiện chiến dịch tiếp thị giúp doanh nghiệp của mình thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và dẫn đầu kinh doanh.

Màn hình tương tác cung cấp thông tin dự án

Bây giờ là thời đại công nghệ 4.0, mọi người dường như “phát cuồng” với những ứng dụng đồ họa đẹp mắt. Sẽ là thua thiệt nếu không biết tận dụng các sáng tạo công nghệ để marketing và phát triển kinh doanh. Đã đến lúc bạn cần đem những điều đó vào trong lĩnh vực xây dựng của mình.

Rất nhiều người đi đường nhìn vào các công trình đang thi công và tự hỏi: “Họ đang xây cái quái gì vậy nhỉ? Ai là chủ thầu của dự án này?” Nhưng hầu hết họ chỉ thắc mắc và đi lướt qua nhanh chóng vì không nhìn thấy bất cứ cái gì cuốn hút để tìm hiểu. Vậy thì tại sao không thử tạo ra thứ gì đó thật sống động và trực quan, chẳng hạn như là đặt 1 màn hình tương tác ngay phía trước dự án? Levica cá rằng đây là 1 cách làm marketing xây dựng hiệu quả và sẽ cực kỳ gây ấn tượng với người đi đường và giúp thương hiệu của bạn trở nên “nổi bần bật”.

Bạn nên thể hiện các thông tin thú vị và hữu ích, ví dụ như:

  • Công trình được thiết kế và xây dựng bởi: kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu v.v
  • Thời gian: Tổng thời gian thi công, năm lập kế hoạch v.v
  • Nguyên vật liệu: loại bê tông, loại thép, loại đường ống v.v
  • Hình ảnh thiết kế dự án khi hoàn thành, thiết kế căn nhà mẫu
  • Lý lịch trích chéo về công ty xây dựng của bạn
  • Vài hướng dẫn chỉ đường và dự báo thời tiết để tạo sự chú ý với người đi đường

Tham dự các triển lãm thương mại

tham-du-trien-lam-thuong-mai-cua-nganh-xay-dung

Tham dự các triển lãm thương mại là 1 ý tưởng marketing ngành xây dựng không thể bỏ qua. Có nhiều buổi triển lãm thương mại về lĩnh vực xây dựng được tổ chức hàng năm bởi các ông lớn tên tuổi trong ngày. Nếu là 1 công ty khởi nghiệp, đừng ngần ngại tham gia các sự kiện này. Ngoài việc tạo ra sự kết nối với các nhà cung cấp và doanh nghiệp địa phương cùng ngành khác, đây cũng là cơ hội để bạn tìm thấy khách hàng mục tiêu và tăng cường phạm vi kinh doanh của mình. Mặt khác, thông qua những buổi triển lãm như vậy, bạn có thể thực hiện thăm dò bí mật về nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các ý tưởng tiếp thị mới, hợp thời hơn.

Tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội

Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để tiến gần hơn đến khách hàng mục tiêu. Nếu không tích cực tham gia với người dùng trên mạng xã hội mỗi ngày thì có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ cơ hội để phát triển doanh nghiệp của mình.

Vậy kênh truyền thông xã hội nào là phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Facebook vẫn là vua cho các doanh nghiệp B2C. LinkedIn xuất hiện ở vị trí thứ 2 đầy mạnh mẽ. Và trong một số trường hợp, nó thậm chí còn cho kết quả tốt hơn so với Facebook đối với doanh nghiệp B2B. LinkedIn là một nơi tuyệt vời để tương tác với doanh nghiệp khác và các vị lãnh đạo cấp cao.

Lưu ý, khi đăng bài trên mạng xã hội, đừng quên quy tắc 4-1. Trong số 4 bài đăng, chỉ nên có 1 bài viết là “bán hàng”. Mọi người không muốn bị đặt vào tay những món hàng, họ muốn tìm kiếm kiến thức và được giáo dục. Hãy nhớ rằng, khi bạn tặng tài nguyên cho khách hàng của mình, họ sẽ tiếp tục quay lại để xem thêm. Nội dung thú vị giúp họ quan tâm nhiều hơn tới công ty xây dựng của bạn. Và đây mới chính là lúc để bạn bung xõa những tuyệt chiêu bán hàng đẳng cấp.

Cung cấp giá trị miễn phí - Xin lỗi vì đã làm phiền

Ý tưởng marketing ngành xây dựng này nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng nó có thể giúp bạn ghi điểm cộng trong mắt cộng đồng. Vậy cụ thể như thế nào?

Bạn có nhận thấy công trình xây dựng thường tạo ra tiếng ồn, gây khó chịu cho những người sinh sống ở khu vực lân cận? Điều này có thể khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí hơn trong mắt công chúng. Do đó, nếu là chủ thầu, bạn nên “xoa dịu” người dân địa phương bằng cách để biển báo “Xin lỗi vì đã làm phiền!” và đem đến một giá trị miễn phí nào đó. Cung cấp Wifi miễn phí có thể là một ý tưởng tuyệt vời trong trường hợp này. Hãy đưa ra thông báo: “Xin lỗi vì những tiếng ồn! Hãy tận hưởng Wifi miễn phí của chúng tôi: [Tên Wifi trùng với trên Công ty hoặc dự án]; Pass: [Số hotline của công ty].”

Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường

thuc-hien-bao-ve-moi-truong

Đây chắc chắn là một ý tưởng marketing giúp bạn dành trọn tin yêu của khách hàng. Bấy lâu nay, xây dựng vốn “bị ghẻ lạnh” bởi mức độ ô nhiễm mà ngành này gây ra cho môi trường. Vậy nên để thay đổi suy nghĩ này của công chúng, bạn cần thể hiện mình là một doanh nghiệp có tâm và biết bảo vệ môi trường. Dĩ nhiên bạn không thể ngăn chặn được hết tất cả những yếu tố ô nhiễm nhưng hãy cố gắng thực hiện các hoạt động vì thiên nhiên.

Bạn có thể tổ chức một cuộc thi hoặc buổi triển lãm với chủ đề: Kêu gọi mọi người tái chế các phế liệu trong xây dựng và biến các đồ vật tưởng chừng như đã là phế liệu trở thành những tác phẩm nghệ thuật hoặc vật dụng có ích cho đời sống. Nếu được, hãy lôi kéo thêm một vài người nổi tiếng, nghệ sĩ địa phương cùng tham gia để hoạt động được biết đến rộng rãi hơn.

Một ý tưởng khác về bảo vệ môi trường cũng có thể áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng đó là: “Chặt một cây xuống - Trồng lại một cây mới!”. Nếu bạn xóa sổ toàn bộ khu rừng chỉ để xây dựng 1 dự án thương mại thì nghe có vẻ thật “tàn nhẫn” với mẹ thiên nhiên. Bạn nên làm đẹp hình ảnh của bản thân bằng cách trồng lại những cây mình đã chặt bỏ. Hãy đặt 1 khẩu hiệu bên ngoài công trường: “Đối với mỗi cây đã chặt bỏ, chúng tôi sẽ trồng 1 cây mới để thay thế!”.

Điều này mang lại cho cộng đồng cảm giác an tâm và tin tưởng hơn về công ty xây dựng của bạn. Có thể hợp tác với tổ chức từ thiện để thực hiện công việc này. Nếu có thêm một chút ngân sách, hãy thử quay video để ghi lại toàn bộ quá trình và biến nó thành một thông điệp truyền thông mạnh mẽ.

Trên đây là phương hướng rõ ràng và chi tiết để bạn có thể làm giàu từ ngành xây dựng. Hãy đừng chỉ nghĩ đến những khó khăn mà bạn có thể gặp phải, vì như vậy bạn không thể tiến xa hơn được. Dù là ngành nghề xây dựng hay nghề nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải có niềm đam mê và vui thích khi làm việc đó, bạn mới có thể thành công được. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích đến quá trình làm giàu của các bạn. Chúc các bạn thành công!

Theo https://hoclamgiau.vn/lam-giau-tu-nganh-xay-dung/