Khi nhắc đến công ty, tập đoàn Virgin thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến Richard Branson, một doanh nhân vô cùng tuyệt vời sử dụng thuật “đắc nhân tâm” cả trong hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên, đối nhân xử thế làm cả thế giới nể phục. Rõ ràng việc quản lý một công ty người sáng lập và điều hành luôn là người cầm trịch tầm nhìn, sứ mệnh và hoạt động kinh doanh của mình.
Cách quản lý người giỏi hơn mình
Để một doanh nghiệp đạt tầm cỡ, phát triển vững mạnh đó là công sức của những nhân viên vĩ đãi ” một công ty vĩ đại bao gồm những con người vĩ đại”. Vậy làm sao để CEO quản lý những người giỏi hơn mình đó là một nghệ thuật và là kỹ năng lãnh đạo xuất chúng, người không cần giỏi về chuyên môn chỉ cần giao tiếp ứng xử, đối nhân sử thế, giải quyết vấn đề một cách thuyết phục. Dưới đây là những quy tắc và kỹ năng quản lý người giỏi hơn mình của tỷ phú Richard Branson mà chúng ta cần phải học hỏi để từ đó thay đổi bản thân, thay đổi cung cách lãnh đạo của mình.
Trong một lần trả lời Forbes, Richard Branson tự nhận bản thân là một người hay phá vỡ những quy tắc, bởi theo ông thay đổi luật chơi chính là giá trị cốt lõi của Tập đoàn Virgin. Mặc dù thăm dò đối thủ cạnh tranh là phương pháp thường thấy trong giới kinh doanh, song ông không áp dụng điều đó đối với Virgin. Branson khẳng định rất nhiều những dịch vụ và sản phẩm của tập đoàn mang lại đều dựa vào việc lắng nghe thị trường và tìm điểm mà thị trường đang thiếu hụt.
Khác biệt trong tuyển lãnh đạo Khi chia sẻ với BBC, hồi giữa tháng 7/2015, ông thừa nhận nếu mình là một nhân viên thì những nhà quản lý sẽ gặp khó khăn khi chỉ đạo ông phải làm gì. “Giả sử họ không giảng hòa tốt với tôi, tôi sẽ bỏ việc và lập một công ty mới” – ông khẳng định với BBC. Ông muốn mọi công ty cần phải tuyển những nhân viên giàu sáng tạo, biết phá vỡ quy tắc và… cứng đầu giống mình.
Phương thức tuyển cán bộ quản lý của Branson cũng khác lạ. Branson luôn đặt tính cách lên trên những bản lý lịch trích ngang. Một người có nhiều bằng cấp chuyên môn, đối với ông, không phải bao giờ cũng tốt hơn một người có nhiều trải nghiệm phong phú và tính cách hấp dẫn. Là một tấm gương lãnh đạo cho nhân viên học tập, ông có một cuộc sống đầy màu sắc.
Thời thiếu niên ông ra mắt tạp chí đặt tên là Student (học sinh) và xuất bản ấn phẩm đầu tiên cuối năm 1968. Năm 1987, ông trở thành người đầu tiên chinh phục Thái Bình Dương bằng khinh khi cầu, và lặp lại kỷ lục này vào năm 1991. Để khám phá đại dương, du hành vũ trụ, ông thành lập Virgin Oceanic và bắt đầu khai thác dịch vụ du lịch vũ trụ vào mùa thu năm nay.
Vừa gần gũi vừa giữ khoảng cách với nhân viên
Branson có phong cách lãnh đạo rất gần gũi với nhân viên. Khi so sánh mình với cố Giám đốc điều hành tập đoàn Apple – Steve Jobs, ông cho rằng cả hai đều đã học hỏi được một bài học chung, đó là không nên tự mình lãnh đạo công ty từ một nơi xa xôi nào đó. Sải bước cùng nhân viên, tìm hiểu đời sống của họ, Branson hiểu rõ không một ai được độc quyền sở hữu những ý tưởng hay những lời khuyên tuyệt vời, người lãnh đạo cần phải luôn luôn biết lắng nghe và ghi nhận những gì tiếp thụ được.
Branson biết gần gũi nhân viên, song cũng luôn tạo một khoảng cách nhất định với họ. Theo ông khoảng cách đó cho phép họ có được sự tự do để sáng tạo, đây chính là nghệ thuật giao việc cho nhân viên. Khi Branson thành lập công ty thu đĩa Virgin Records, ông tuyên bố sẽ tách biệt với công ty bằng cách chuyển đi sống trên một chiếc nhà – thuyền.
Suồng sã và thân thiện với báo chí
Branson nổi tiếng với phong cách suồng sã và lối tư duy không theo truyền thống. Điều này thể hiện qua việc ông quảng bá Virgin nhờ vào hiệu ứng hào quang từ thương hiệu cá nhân mà không lạm dụng đầu tư quá nhiều tiền vào hoạt động quảng cáo truyền thống. Ông tự biến mình trở thành một biểu tượng sinh động của Virgin và luôn dành sự lắng nghe, quan tâm chú ý tới báo giới.
Biết cách tạo khác biệt, Branson luôn là tâm điểm quan tâm của báo chí. Ảnh: The Guardian
Trong lần quảng bá hãng hàng không Virgin Atlantic năm 1984, ông xuất hiện ở phòng họp báo trong trang phục của một phi công với mũ da nâu và kính bảo vệ mắt to bản. Lần khác, năm 2007, ông nhảy từ tầng thượng của sòng bạc Palms ở Las Vegas để kỷ niệm lễ khai trương Virgin America. Năm 2012, ông hóa trang và nhảy cùng các nghệ sĩ múa tại Mumbai (Ấn Độ) khi khai trương dịch vụ bay mới của Virgin tại thành phố này. Báo chí phản ứng tích cực từ phong cách này, còn Branson hưởng lợi từ việc tiết kiệm rất nhiều tiền quảng cáo cho công ty.
Không bị tiền bạc hấp dẫn
Vị tỷ phú người Anh không bị hấp dẫn bởi tiền bạc. Tài chính có thể là thước đo của sự thành công, nhưng đối với ông, thử thách khi chinh phục mới là sự thú vị. Những nhân viên của Virgin thường được trả ít tiền hơn so với mặt bằng chung của thị trường, nhưng họ rất vui vẻ cống hiến. Bởi vì tập đoàn Virgin được Branson dựng lên với triết lý “Một công ty cần phải giống như một gia đình, nơi mà mọi thành viên cùng đạt được thành công, cùng trưởng thành và cùng chia sẻ hạnh phúc”.
Đức Anh