Nhận thức rõ được những thế mạnh và ích lợi từ mô hình học thực nghiệm, thầy trò khoa Xây dựng trường Đại học Đông Á đã hưởng ứng tích cực và áp dụng rộng rãi vào các học phần cơ sở và chuyên ngành. Sau những tiết học lý thuyết căng thẳng trên giảng đường, sinh viên rất hào hứng khi được ra ngoài thực địa.
Hình 1: Trước buổi học ngoài trời, sinh viên được nhắc nhở lại về nội quy thực địa
Các chuyến đi thực địa là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của học phần đề ra và mỗi sinh viên đều ý thức được rằng việc đi thực địa là chương trình đi học tập thực tế, không phải là chuyến tham quan du lịch. Trước những tiết học ngoài trời, sinh viên có một buổi được học và phổ biến nội quy cũng như nội dung thực địa, vì vậy sinh viên sẽ phần nào tự chủ hơn về các kiến thức được học cũng như an toàn trong suốt chuyến đi.
Hình 2: Sinh viên đi thực địa về các hiện tượng vận động kiến tạo của vỏ Trái đất liên quan đến xây dựng ở Ngũ Hành Sơn
Trong quá trình đi thực địa, sinh viên phải ghi chép, chụp hình đầy đủ để làm tư liệu phục vụ cho việc học. Không những được tiếp xúc với các kiến thức chuyên môn thực tế mà sinh viên còn được thực hành và rèn luyện về kỹ năng làm việc nhóm. Sinh viên được phân theo nhóm để dễ quản lý về mặt trật tự cũng như chuyên môn. Mỗi nhóm sinh viên được phân công làm bài tiểu luận và sau náy sẽ báo cáo thuyết trình trước giáo viên và cả lớp sau chuyến đi thực tế trên.
Hình 3: Sinh viên chú ý lắng nghe, quan sát và ghi chép trước sự hướng dẫn của giáo viên để làm tư liệu phục vụ học tập
Mặc dù đã được truyền đạt đầy đủ về những kiến thức lý thuyết trên lớp học, nhưng khi được trực tiếp quan sát những vận động thực tế, sinh viên cũng không khỏi ngỡ ngàng và thốt lên rằng “học phải đi đôi với hành”, “thực tế quả là những tiết học tuyệt vời, vừa học vừa chơi nhưng rất bổ ích”.