Sự thật ít người biết đằng sau bức tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng nhất nước Mỹ

Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng đã quá nổi tiếng của thành phố New York và cả nước Mỹ. Bản thân bức tượng cũng mang trong mình rất nhiều câu chuyện, rất nhiều bí mật mà cho đến ngày nay nhiều người vẫn không hay biết.

Sự thật ít người biết đằng sau bức tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng nhất nước Mỹ

Tượng Nữ thần Tự do là biểu tượng đã quá nổi tiếng của thành phố New York và cả nước Mỹ.  Bản thân bức tượng cũng mang trong mình rất nhiều câu chuyện, rất nhiều bí mật mà cho đến ngày nay nhiều người vẫn không hay biết.

Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với một bí mật như thế. Ít ai biết rằng bức tượng kiên cố này đã suýt nữa thì bị sụp đổ, mà không phải do lỗi của con người.

Trước tiên, hãy đến với cấu tạo của bức tượng. Bề mặt của tượng Nữ thần Tự do được làm bằng cách rập nổi các lá đồng dày từ 2,5 đến 3mm thay cho kỹ thuật đúc đồng thông thường, sau đó được sơn trắng lên toàn bộ bức tượng.

Để giữ cho bức tượng đứng vững với chiều cao lên tới 42m thì cần có một cấu trúc chịu lực đủ vững. Đó là một trụ trung tâm gồm 4 cột sắt giằng chặt vào nhau. Trụ này cao 29m, neo chặt vào bệ tượng. Ngoài ra, trên đỉnh có một trụ thứ hai cao 12,2m để giữ cánh tay cầm đuốc được ổn định.

Với quy mô cùng cấu trúc xây dựng kiên cố như thế, rất ít người biết rằng nó đã trải qua một đợt hư hại nghiêm trọng. Cụ thể, vào những năm 1980, khi Dịch vụ Công viên Quốc gia quyết định ngừng sơn và bảo trì hiện trạng của bức tượng, họ phát hiện ra nó đang bị phá hủy từ bên trong.

Sự thật ít người biết đằng sau bức tượng Nữ thần Tự do nổi tiếng nhất nước Mỹ - Ảnh 2.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này mới đang chú ý: Chính lớp vỏ đồng và khung sắt bên trong, vốn tiếp xúc với nhau, lại có sự xúc tác của nước và muối. Kết hợp lại, chúng đã tạo ra một phản ứng điện hóa, cho phép các electron tách ra tự do và các ion từ sắt di chuyển qua đồng.

Electron di chuyển qua lại giữa các kim loại, tạo ra một dòng điện nhỏ nhưng... có võ. Dòng điện này ăn mòn các thanh thép, trong khi lớp đồng vẫn nguyên vẹn. Do vậy, chỉ nhìn bằng mắt thường thì không thể biết bức tượng đang bị ăn mòn từ bên trong.

Sau đó, các kỹ sư đã khắc phục vấn đề bằng cách đổi các khung sắt đã bị han gỉ bằng các mảnh thép mới, và sử dụng lớp phủ Teflon để đảm bảo các kim loại khác nhau không tiếp vào nhau.

Hiệp hội các kỹ sư xây dựng Mỹ thậm chí đã tặng một bộ sơ đồ được thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính cho Dịch vụ Công viên quốc gia, thay thế các bản vẽ gốc bị mất ở Paris vào đầu những năm 1900. Và nhờ đó mà bức tượng vẫn tồn tại đến ngày nay, trong khi sự việc này vẫn là một bí mật với rất nhiều người.