Thiết kế sàn rỗng BubbleDeck

Bubble Deck là công nghệ sàn nhẹ có nguồn gốc từ Đan Mạch, là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.

1. Cấu tạo sàn Bubble Deck

Sàn Bubble Deck được cấu tạo cơ bản từ các thành phần: lưới thép trên và dưới, sườn gia cường và bóng nhựa.

Các lưới thép trên và dưới có tác dụng chịu momen và cố định vị trí các bóng. Còn bóng có vai trò tạo lỗ rỗng trong sàn, đồng thời giữ cho lưới thép ở đúng vị trí, không bị biến dạng khi thi công. Khi bê tông được đổ xong, ta có được tấm sàn "toàn khối " làm việc theo cả hai phương.

Các thử nghiệm mở rộng đã chứng tỏ cốt thép liên kết các cấu kiện sẽ làm việc đồng thời với lưới thép trên và dưới, tạo thành hệ gia cường cho toàn bộ bản sàn, loại bỏ ảnh hưởng của các mối nối tạm đến trạng thái làm việc của bản sàn.

Ngoài ra, để giữ cho bóng không bị đẩy nổi trong quá trình đổ bê tông, trong sàn còn có cấu tạo các sườn gia cường. Sườn gia cường sẽ được hàn trực tiếp vào lưới thép trên và dưới. Khoảng cách bố trí sườn gia cường là cách 2 hàng bóng bố trí một hàng sườn. Sườn còn có tác dụng ngăn cản sự trượt giữa các lớp thành phần trong sàn.

2. Phân loại sàn BUBBLEDECK

Hiện nay sàn Bubble Deck được sản xuất theo 3 loại:

  • Loại A: Module cốt thép, dạng cấu kiện "lưới bóng" được chế tạo sẵn đặt trên ván khuôn truyền thống và đổ bê tông trực tiếp.
  • Loại B: Cấu kiện bán toàn khối, đáy của lưới bóng được cấu tạo một lớp bê tông đúc sẵn, dày 60mm ( có thể là 70mm khi cần ) để thay cho cốp pha tại công trường.
  • Loại C: Tấm sàn thành phẩm, sản phẩm phân phối đến công trình dưới dạng tấm hoàn chỉnh.

3. Quan niệm tính toán sàn BUBBLEDECK

Bản sàn BubbleDeck là loại kết cấu rỗng, phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột chịu lực. Sau khi lắp ghép và đổ bê tông bản sàn sẽ làm việc tương tự kết cấu sàn không dầm thông thường. Tính liền khối và sự làm việc hai phương của sàn BubbleDeck được đảm bảo.Nguyên tắc làm việc và tính toán của sàn BubbleDeck tương tự như sàn phẳng không dầm bê tông cốt thép thông thường. Do đó, sàn BubbleDeck được tính toán tương tự như sàn bê tông cốt thép thông thường, chỉ cần các bạn điều chỉnh một số thông số kỹ thuật (được cung cấp bởi BubbleDeck Việt Nam)như sau:

Độ cứng tương đương của sàn BubbleDeck (gồm bóng và bê tông) so với sàn bê tông đặc cùng mác bê tông:

EJ(BD) = 0,87EJ(Sàn đặc)

Khả năng chịu cắt của sàn BubbleDeck so với sàn bê tông đặc cùng chiều dày và mác bê tông:

VBD = 0,63V(sàn đặc)

Trọng lượng riêng của sàn rỗng được tính bằng (Vsàn đặc – Vbóng)x trọng lượng riêng bê tông hoặc tra bảng 3.1 dưới đây

4. Các bước tinh toán sàn BUBBLEDECK

Bước 1: Sơ bộ chiều dày sàn BUBBLEDECK

Bước 2: Khai báo thông số sàn BUBBLEDECK trong phần mềm kết cấu

Bước 3: Tính toán và bố trí thép sàn (thép lớp trên, thép lớp dưới, thép liên kế các tấm panel sàn)

Bước 4: Kiểm tra khả năng chịu cắt của sàn

Bước 5: Kiểm tra độ võng của sàn

Robert Nguyen